Chưa có giấy chứng nhận tỉ lệ thương tật của người bị nạn cơ quan công an có tiến hành giải quyết giữa hai bên được không ?

Thưa luật sư cho em hỏi: Anh trai em đi xe máy và bị tai nạn với xe tải, phải điều trị vì vết thương nặng. Trong thời gian điều trị thì cơ quan cảnh sát giao thông mời bố em lên để tiến hành hòa giải và giải quyết vấn đề tai nạn và kết quả là phía anh trai em bị kết luận là có lỗi hoàn toàn, nên không được bồi thường.

Theo em được biết thì theo quy định khi tai nạn xảy ra phải có giấy chứng nhận tỉ lệ thương tật của người bị nạn trong hồ sơ mới tiến hành giải quyết giữa 2 bên phải không ạ. ( anh trai em chưa nhận được thông báo nào từ phía cơ quan điều tra về việc có chấp nhận giám định tỉ lệ thương tật hay không). Trường hợp này em có nên viết khiếu nại không ạ, nếu viết thì về nội dụng gì ạ ? Em cảm ơn nhiều.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty luật Minh Khuế, với câu hỏi này chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

1. Giám định thương tật là gì?

Giám định thương tật là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật. Kết quả giám định về tỉ lệ thương tật của cá nhân là cơ sở để xác định việc hành vi của một cá nhân có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự hay không, đồng thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

2. Quy trình xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ:

Qúa trình xử lý của cơ quan công an khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

– Nhận tin và xử lý tin báo về vụ tai nạn giao thông

– Thực hiện các công việc cần làm ngay khi tới hiện trường vụ tai nạn: tổ chức cấp cứu người bị nạn, kiểm tra phương tiện, giấy tờ của những người liên quan, tổ chức bảo vệ hiện trường, tổ chức giao thông,…

– Khám nghiệm hiện trường (phải lập thành biên bản); phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn; cầu, đường, bến phà liên quan đến tai nạn giao thông; thân thể người bị nạn

– Báo cho gia đình hoặc cơ quan, đơn vị người bị nạn

– Tạm giữ phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan

– Dựng lại hiện trường

– Ghi lời khai

– Giám định chuyên môn

– Đánh giá sơ bộ tỉ lệ thương tật của người bị nạn

– Xem xét kết quả điều tra và quyết định về việc giải quyết vụ tai nạn giao thông

Như vậy, để xác định được mức độ thương tích của người bị hại nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại trong quá trình điều tra,yêu cầu giám định thương tích tai nạn là rất quan trọng. Đối với các vụ tai nạn giao thông có người bị thương, thì bắt buộc phải giám định tỷ lệ thương tật để xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân trừ trường hợp người bị nạn từ chối giám định. Chỉ cơ quan công an mới là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định giám định thương tích, mặt khác chỉ kết luận này mới có giá trị pháp lý. Theo đó nếu anh trai bạn chưa được hướng dẫn về việc giám định thương tật thì hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan công an tiến hành giám định thương tật cho anh trai bạn.

Vậy có thể kết luận rằng việc giám định thương tật là bắt buộc trước khi quyết định việc giải quyết vụ tai nạn giao thông, trường hợp của bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan công an tiến hàng giám định thương tật cho anh trai bạn sau đó sẽ giải quyết lại vụ tai nạn giao thông.

3. Cơ quan nào tiến hành giám định thương tật:

Đối với các vụ tai nạn giao thông có người bị thương, thì bắt buộc phải giám định tỷ lệ thương tật để xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân. Và chỉ cơ quan công an mới là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định giám định thương tích, mặt khác chỉ kết luận này mới có giá trị pháp lý. Về nguyên tắc thì bạn chỉ cần có xác nhận của cơ quan nơi xảy ra vụ án là được. Theo đó trong trường hợp của bạn chỉ cần có xác nhận của cơ quan công an xã nơi xảy ra vụ án là được và bạn có thể đến bệnh viện để tiến hành giám định thương tật.

Khi bạn bị tai nạn giao thông thì cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe. Nếu cơ quan công an không chủ động đưa bạn đi giám định tỷ lệ thương tật trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có đơn yêu cầu thì gia đình bạn có quyền làm đơn yêu cầu giám định gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 :

“1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”

Bạn có thể lựa chọn tổ chức giám định tư pháp công lập hoặc tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.

* Tổ chức giám định tư pháp công lập theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp 2012 gồm:

– Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm

+ Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;

+ Trung tâm pháp y cấp tỉnh;

+ Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;

+ Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

– Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:

+ Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;

+ Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế. Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

– Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:

+ Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

+ Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;

+ Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.

* Tổ chức giám định ngoài công lập: văn phòng giám định tư pháp

Như vậy, bạn có thể chủ động liên hệ tới một trong các cơ quan trên để đưa bạn đi giám định tỷ lệ thương tật.

4. Cơ quan công an chưa thực hiện giám định mà đã đưa ra kết luận xử lý như thế nào?

Trong trường hợp của gia đình bạn cơ quan chức năng chưa thực hiện giám định mà đã đưa ra kết luận là chưa đúng trình tự giải quyết vụ việc tai nạn giao thông. vậy gia đình bạn có quyền làm đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này.

Khoản 1 Điều 2 quy định khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trên đây là phần trả lời tư vấn chi tiết của công ty chúng tôi,mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *