Cho vay 3 triệu lấy lãi suất mỗi tháng 150 nghìn có phải là vay lãi nặng không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi nào hành vi cho vay tiền bị xem là hành vi cho vay nặng lãi và vi phạm các quy định của pháp luật hình sự, hành chính, dân sự hiện nay. Luật sư tư vấn và giải đáp một số quy định pháp lý về việc cho vay, lãi suất và tội cho vay nặng lãi theo quy định mới nhất:

Mục lục bài viết

1. Cho vay 3 triệu lấy lãi suất mỗi tháng 150 nghìn có bị coi là bị vay nặng lãi không ?

Thưa luật sư! Năm 2011 mẹ em cho vay 3.000.000 lấy lãi mỗi tháng 150.000 gốc khi nào trả cũng được. Vậy có phải không? bị xử lý như thế nào?

Mong giải đáp giúp em. Em xin chân thành cảm ơn luật sư.

Cho vay 3 triệu lấy lãi suất mỗi tháng 150 nghìn có bị coi là bị vay nặng lãi không ?

Luật sư tư vấn quy định về hành vi cho vay nặng lãi, gọi ngay:

Trả lời:

Một là, về lãi suất vay theo quy định của Điều 468 bộ luật dân sự 2015

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy có nghĩa là:

– Đối với trường hợp lãi suất do các bên thỏa thuận và không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay.

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng

– Trong trường hợp có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì xác định bằng: 50% x 20% = 10%

Lãi suất cho vay tối đa trung bình 1 tháng sẽ là: 10% : 12 tháng = 0,83%/tháng

Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

– Lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng vay = (nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn hợp đồng vay.

– Lãi đối với phần tiền lãi chậm trả trong thời hạn hợp đồng vay

= [(nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn vay] x 0.83 x thời gian chậm trả.

– Lãi trên nợ gốc quá hạn

= nợ gốc x (150% x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời gian quá hạn.

Hai là tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Về nếu vi phạm quy định trên sẽ bị xử lý theo Điều 201 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy có nghĩa là, theo quy định cua rpháp luật như đã đưa ra ở trên công với mức tiền mẹ bạn vay thì có thể xác định như sau:

mẹ bạn vay 3.000.000 đồng mà mỗi tháng trả 150.000 đồng tiền lãi

như vậy có nghĩa là số tiền lãi mẹ bạn phải trả là = 3.000.000 x 1,666%/tháng= 49.980 đồng

Mà tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự = 49.980 đồng x5 = 249.900 đồng/ tháng

Như vậy, đối với trường hợp này bên cho vay đã vượt quá lãi suất quy định của nhà nước, tuy nhiên chưa cấu thành tội cho vay lãi nặng

2. Cho vay nặng lãi phải chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật ?

Kính chào luật sư! tôi muốn hỏi một số vấn đề có liên quan đên việc cho vay nặng lãi. Vào tháng 3 và tháng 4 tôi có mượn của chị kia hai lần tổng cộng là 70 triệu đồng, với lải xuất đóng mỗi tháng là 10.500 ngàn đồng vậy chị này có phạm vào tội cho vay nặng lãi không? nếu như chị ấy vi phạm về tội cho vay nặng lãi thì bi xừ lý ra sao?

Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: P.H

Cho vay nặng lãi phải chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật ?

Trả lời:

Một là, về lãi suất vay theo quy định của Điều 468 bộ luật dân sự 2015

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy có nghĩa là:

– Đối với trường hợp lãi suất do các bên thỏa thuận và không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay.

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng

– Trong trường hợp có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì xác định bằng: 50% x 20% = 10%

Lãi suất cho vay tối đa trung bình 1 tháng sẽ là: 10% : 12 tháng = 0,83%/tháng

Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

– Lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng vay = (nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn hợp đồng vay.

– Lãi đối với phần tiền lãi chậm trả trong thời hạn hợp đồng vay

= [(nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn vay] x 0.83 x thời gian chậm trả.

– Lãi trên nợ gốc quá hạn

= nợ gốc x (150% x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời gian quá hạn.

Hai là tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Về tội cho vay nặng lãi nếu vi phạm quy định trên sẽ bị xử lý theo Điều 201 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

như bạn có trình bày thì bạn vay 70 triệu và mỗi tháng trả 10 triệu 500 ngàn đồng tiền lãi, về vấn đề này thì được giải quyết như sau:

như vậy có nghĩa là số tiền lãi bạn phải trả là = 70.000.000 x 1,666%/tháng= 1.166.200 đồng / tháng

Mà tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự này sẽ là = 5x 1.166.200 đồng= 5.831.000 đồng

=> Như vậy, như bạn có trình bày ở trên thì trường hợp này đã cấu thành tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, bạn có thể làm đơn trình báo công an nơi bạn đang cư trú để giải quyết về vấn đề này.

3. Thế nào là cho vay nặng lãi và giải quyết cho vay nặng lãi ?

Thưa luật sư! Em xin hỏi về vấn đề liên quan đến pháp luật ạ: anh trai em có mượn tiền người khác (người này cho vay nặng lãi), nhưng do làm ăn thua lỗ nên vài tháng trở lại đây anh trai em không có khả năng trả nợ.

Sau đó thì người ta đem đơn lên kiện kèm theo tờ giấy nợ 200 triệu (nhưng thực chất anh trai em chỉ nợ có 140 triệu, tờ giấy nợ 200 triệu đó là tờ giấy cũ). Sự thật được khai với nội dung như sau: “Tôi và chị Nguyễn Thị Bích H. quen biết cũng vài năm, giữa tôi và chị thường xuyên thực hiện các giao dịch vay mượn tiền bạc để kinh doanh, làm ăn.

Vì chỗ làm ăn quen biết nên chúng tôi giao dịch không ký kết giấy tờ, sau mỗi lần vay mượn tiền của chị tôi đều trả đủ. Cho đến khoảng cuối năm 2015, tôi có mượn chị số tiền là 130.000.000 (một trăm ba mươi triệu đồng), đến ngày 18/11/2015 tôi có mượn thêm 70.000.000 (bảy mươi triệu đồng) và ký với chị giấy mượn tiền tại … (địa điểm) với tổng số tiền tôi nợ chị là 200.000.000 (hai trăm triệu đồng), tờ giấy này tôi giao cho chị giữ. Ngoài tờ giấy nợ, chị còn giữ của tôi một bộ bàn ghế và một chiếc xe tải để làm vật siết nợ. Khoảng nửa tháng sau tôi có mượn thêm chị 50.000.000 (năm mươi triệu đồng), tổng cộng tôi nợ chị 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu đồng) và tôi có đóng tiền lãi cho chị cho đến cuối tháng 1 năm 2016. Do làm ăn thua lỗ nên vào cuối tháng 12 năm 2015 tôi có nói anh Hoàng Văn N. đi mượn tiền cho tôi. Cụ thể anh N. đã mượn của anh Phan Đức T. (em chồng của chị Nguyễn Thị Bích H.) số tiền là 200.000.000 (hai trăm triệu đồng) với lãi suất 6% 1 tháng và ký với anh T. tờ giấy nợ, theo nội dung giấy nợ thì anh T. cho tôi thời gian là 2 tháng trả hết nợ cả vốn lẫn lãi, nếu không trả đủ thì sẽ siết xe ô tô con. Rạng sáng ngày 30/1/2016 vợ chồng chị Nguyễn Thị Bích H. và anh Phan Đức T. cùng với khoảng 10 người nữa tiến vào nhà tôi yêu cầu tôi giao xe, ban đầu tôi đã không đồng ý vì theo như hợp đồng ký với anh T. thì thời hạn giao xe chưa đến và tôi vẫn còn khả năng trả nợ cho anh. Nghe theo lời khuyên của gia đình, tôi đồng ý cấn cho chị H. 1 chiếc xe con màu trắng hiệu Genesis mang biển số 81A-0894x do Hoàng Văn N. đứng tên với trị giá là 670.000.000 (sáu trăm bảy mươi triệu đồng).

Theo như lời chị H. nói thì số tiền lãi tôi phải đóng cho chị là 32.000.000 (ba mươi hai triệu đồng) và đóng lãi cho anh T. là 8.000.000 (tám triệu đồng). Tổng số tiền tôi phải trả cho chị H. và anh T. gồm vốn lẫn lãi là 490.000.000 (bốn trăm chín mươi triệu đồng). Tôi và chị có thoả thuận, số tiền cấn xe sẽ trả tổng số tiền tôi nợ chị H., anh T. và số tiền tôi nợ Ngân hàng là 330.000.000 (ba trăm ba mươi triệu đồng). Sau khi cấn xe tôi còn nợ chị 150.000.000 (một trăm năm mươi triệu đồng) và tôi có viết cho chị một giấy nợ mới với số tiền nợ như trên, và giao xe qua cho một người khác tên X đứng tên, lúc đó có người làm chứng bao gồm: ba tôi, mẹ tôi, anh trai, cháu tôi và một số người khác. Sau khi viết giấy nợ, tôi còn nói chị huỷ bỏ các tờ giấy nợ trước và chị đã hứa với tôi sẽ huỷ bỏ những tờ giấy nợ đó chứ không giữ lại, do chủ quan nên tôi đã tin chị, nhưng chị H. đã không làm theo những lời mình hứa với tôi. Sau khi cấn xe con cho chị, tôi có sang lấy chiếc xe tải mà chị giữ làm vật siết nợ về, còn bộ bàn ghế tôi dự định lấy sau và cho đến nay tôi vẫn chưa lấy về và chị H. vẫn còn giữ bộ bàn ghế đó của tôi. Đến hiện nay, chị H. lấy tờ giấy nợ cũ ra để thưa kiện tôi, chị đã lợi dụng lòng tin của tôi, không làm đúng lời hứa, nói sai sự thật, hơn thế nữa còn cho vay lấy lãi cao, điều này làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của tôi cũng như những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà tôi phải chịu.

Tôi xin cam đoan và xin chịu trách nhiệm trước Pháp luật là những gì tôi khai trong Bản tự khai này là hoàn toàn đúng và khách quan. Kính mong Toà xem xét và giải quyết. Tôi xin chân thành cám ơn” Trên đây là nội dung bản tự khai nộp lên toà án ạ. Hiện tại toà đang gọi hoà giải, với thoả thuận là trả chị H. 200 triệu đồng trong 2 tháng, nhưng anh trai em hoàn toàn không có khả năng trả (anh trai em muốn gia hạn thời gian dài để vừa làm dư bao nhiêu trả nợ bấy nhiêu, còn nếu trả trong 2 tháng thì không có khả năng). Vậy thì toà án có quyền hạn ra quyết định anh trai em trả nợ trong 2 tháng không? Muốn thoả thuận trả nợ trong dài hạn thì phải làm thế nào?! Ngoài ra, bà H. đã kiện và khai không đúng sự thật, thì phải làm thế nào để bảo vệ sự thật? Có nên kiện bà H. không và có nên nhờ Công an điều tra giúp đỡ? (Giấy tờ nợ cũ đều nằm trong tay bà H. và phía anh trai em không có bất kì bằng chứng nào để chứng minh bà H. nói sai sự thật và chứng minh bà H. cho vay nặng lãi, chỉ có người làm chứng thôi ạ).

Rất mong nhận được phản hồi của công ty, em xin cám ơn!

Về việc chia thừa kế theo pháp luật ?

Trả lời:

Việc không có bất kì bằng chứng nào để chứng minh bà Huệ nói sai sự thật và chứng minh bà Huệ cho vay nặng lãi là bất lợi cho anh bạn. Tuy nhiên có việc có lời khai của người làm chứng cũng có thể là nguồn chứng cứ.

Theo quy định tại điều 94 có quy định cụ thể như sau:

Điều 94. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Điều 95. Xác định chứng cứ

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Như vậy, muốn bảo vệ sự thật thì cần có chứng cứ có tính thuyết phục trước tòa. Bạn cần thu thập tất cả mọi thông tin, chứng cứ có thể liên quan đến việc anh bạn đã trả tiền để làm căn cứ bảo vệ quyền là lợi ích của bản thân cũng như thương lượng trước Tòa. Nếu đã có phán quyết của tòa thì phải thực hiện, nếu không thỏa đáng thì có thể kháng cáo. Tốt nhất nên mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

4. Cho vay với lãi xuất bao nhiêu thì bị coi là cho vay nặng lãi ?

Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Tôi có cho người quen vay 50 triệu VND với lãi suất 8%/1 tháng. Hiện nay người đó không có khả năng chi trả, tôi muốn nhờ pháp luật can thiệp nhưng bản thân sợ mình vi phạm việc cho vay nặng lãi.

Nếu các giao dịch được thực hiện qua việc chuyển khoản tại ngân hàng, không hề có giấy tờ vay nợ cũng như việc thỏa thuận chi trả lãi suất bao nhiêu, nếu căn cứ vào các giao dịch đã thực hiện thì số tiền lãi của người đó chi trả trong năm qua đã vượt nợ gốc, với trường hợp này nếu người vay nợ chối bỏ trách nhiệm và cho rằng đã thanh toán đầy đủ số tiền đã vay thì tôi nên xử lý thế nào?

Xin cảm ơn!

Người gửi: T.S

>>

Trả lời:

Căn cứ vào quy định tại Điều 468 có quy định như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ

Như vậy bạn cho vay với lãi suất là 8%/tháng thì có phải cho vay lãi nặng hay không?

Cụ thể, theo Điều 201 cụ thể như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

có thể phân tích mức lãi suất của bạn như sau:

Như bạn có trình bày thì bạn cho vay 50 triệu đồng với lãi suất 8%/tháng?

như vậy có nghĩa là số tiền lãi người vay phải trả là = 50.000.000 x 1,666%/tháng= 833.000 đồng / tháng

Mà tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự này sẽ là = 5x 833.000 đồng= 4.165.000 đồng/tháng

mà bạn cho vay 8%/tháng có nghĩa là = 50.000.000 đồngx8%= 4.000.000 đồng

Như vậy có nghĩa là bạn đã cho vay cao hơn so với quy định của nhà nước nhưng chưa phải tội cho vay lãi nặng theo quy định của bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 như đã nêu ở trên, phần lãi suất vượt quá so với quy định sẽ bị vô hiệu, nếu ra Tòa án nhân dân để giải quyết thì bên đi vay chỉ phải trả cho bạn nợ gốc cộng với số lãi suất theo quy định của nhà nước mà không phải trả phần lái suất vượt quá so với quy định phần lãi suất vượt quá so với quy định sẽ bị vô hiệu.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *