Công ty phải thử việc trước hay học việc trước? Quy định về học việc

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chế độ học việc và chế độ thử việc khác nhau như thế nào ? Người lao động ký hợp đồng thử việc được hưởng những quyền lợi pháp lý nào ? Khi chấm dứt hợp đồng thử việc phải thông báo trước bao nhiêu ngày ? … Các vấn đề trên sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Công ty phải thử việc trước hay học việc trước ?

Chào luật sư, công ty tôi muốn hỏi một số vấn đề về việc thử việc và học việc. Cụ thể: Công ty tôi dự định thử việc 02 tháng đối với những vị tri lao động phổ thông thì có đúng quy định không? Sau thời gian thử việc, nếu người lao động không đạt.

Sau thời gian thử việc, nếu người lao động không đạt thì chúng tôi dạy việc cho họ và thì có phù hợp so với việc học việc trước rồi thử việc không? Hay phải học việc trước rồi mới thử việc? Luật có quy định về thời gian học việc không? Việc học việc phải tuân thủ quy định như thế nào? Có phải trả lương trong thời gian học việc không?

Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!

>>

Trả lời:

Thời gian thử việc được quy định cụ thể tại Điêu 27 như sau:

+ Không quá 60 ngày với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

+ Không quá 06 ngày làm việc với các công việc khác.

Theo thông tin quý khách cung cấp thì chúng tôi chưa rõ vị trí công việc mà quý cơ quan đang tuyển dụng người lao động phổ thông là những công việc có cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên hay không? Chỉ có vị trí công việc tuyển dụng cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc tối đa được phép là không quá 60 ngày.

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Hiện tại, chưa có quy định pháp luật ghi nhận thứ tự của quan hệ học nghề (học việc) với thử việc là quan hệ nào phát sinh trước, quan hệ nào phát sinh sau. Bởi: khi người sử dụng lao động thử việc những người lao động có trình độ chuyên môn nhưng thấy chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc và cần phải dạy họ thì quan hê thử việc phát sinh trước quan hệ học nghề. Nhưng ngược lại, người lao động đã qua trình độ đào tạo phổ thông thường chưa có kinh nghiệm công việc nên buộc phải dạy nghề cho họ trước rồi thử để thông qua công việc đã học. Chính vì vậy, công ty của quý khách có thể linh hoạt áp dụng quan hệ học nghề và thử việc tùy vào từng vị trí công việc và hồ sơ của người lao động.

Thời gian học nghề (học việc) là khoảng thời gian người sử dụng lao động ước tính truyền đạt, chỉ dẫn cho người học nghề những kỹ năng cơ bản để thực hiện được nghề. Trên thực tế, có nhiều vị trí công việc người sử dụng lao động cần phải chỉ dạy cho người lao động bởi kỹ năng công việc rất đa dạng, phức tạp và thường không được dạy chi tiết tại cơ sở giáo dục. Ví dụ như nghiệp vụ kế toán, ngân hàng, tư vấn pháp luật… Chính vì vậy, Bộ Luật Lao động không quy định chi tiết thời gian học nghề là bao lâu.

Các quy định cơ bản về học nghề được ghi nhận từ Điều 59 đến Điều 61 Bộ Luật Lao động năm 2012 là cơ sở để quý khách tham khảo. Một số điểm công ty của quý khách cần lưu ý khi tiến hành quan hệ học nghề đó là:

+ Không phải đăng ký hoạt động dạy nghề khi muốn dạy nghề cho người lao động;

+ Không được thu học phí học nghề;

+ Người học nghề phải đủ 14 tuổi và có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề;

+ Khi người học nghề trực tiếp làm ra sản phẩm hợp quy cách thì công ty phải trả thù lao theo mức hai bên thỏa thuận.

Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay tới số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Có được yêu cầu người lao động thử việc 2 lần cho một công việc ?

Chào Luật sư! Tôi có một câu hỏi mong muốn được giải đáp. Tôi đang làm việc ở công ty X, với công việc là công nhân kỹ thuật. Ban đầu, khi ký hợp đồng thử việc họ yêu cầu thời gian thử việc là 1 tháng. Mức lương họ trả cho khoảng thời gian thử việc là 85% so số tiền chính thức là 7.000.000 đồng.

Tuy nhiên, hết 1 tháng thử việc họ lại yêu cầu tôi thử việc thêm 1 tháng nữa. Nếu thấy ổn thì tuyển vào chính thức. Vậy cho tôi hỏi yêu cầu của bên công ty như vậy là có căn cứ không?

Xin cảm ơn!

Trả lời

Thứ nhất, việc công ty bạn đang làm việc yêu cầu bạn thử việc 2 lần là trái quy định pháp luật lao động Việt Nam.

Điều 27 quy định về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Đối với trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thử việc 2 lần là trái với quy định của pháp luật, lúc này người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại với hành vi vi phạm quy định về thử việc như sau:

Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối với hành vi trên người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bạn có thể làm đơn khiếu nại đến công ty để yêu cầu công ty giải quyết rõ về vấn đề nêu trên. Nếu công ty không giải quyết vấn đề này cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới phòng lao động thương binh và xã hội quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải báo trước hay không?

Xin chào công ty Xin giấy phép, tôi có một thắc mắc cần nhờ công ty tư vấn giúp như sau: tôi được nhận vào làm kế toán cho một công ty TNHH, thời gian thử việc là 2 tháng và mức lương được trong thời gian thử việc là 50% lương cứng khi trở thành nhân viên chính thức. Nay tôi đã làm việc được hơn 1 tháng, do hoàn cảnh cá nhân nên tôi muốn xin nghỉ việc. Vậy tôi có cần phải báo trước hay không?

Nếu tôi nghỉ mà không báo trước thì tôi có phải bồi thường cho công ty hay không?

Mong được luật sư giải đáp sớm.

Trả lời:

Thử việc là một quá trình quan trọng đối với cả người lao động và người sử dụng lao động, thời gian thử việc dù ngắn hay dài cũng giúp các bên có được những hiểu biết cơ bản về bên còn lại. Không chỉ giúp người sử dụng lao động biết được khả năng, thái độ làm việc của người lao động mà thông qua thời gian thử việc, người lao động cũng biết được rằng mình có phù hợp với công việc đó hay không.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã ký hợp đồng thử việc với một công ty trách nhiệm hữu hạn với thời gian thử việc là 02 tháng. Theo quy định tại Điều 27 thì thời gian thử việc được quy định như sau:

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, đối với công việc kế toán thì thời gian thử việc là không quá 02 tháng, công ty bạn đã ký hợp đồng đúng quy định pháp luật về nội dung này. Tuy nhiên, về tiền lương trong thời gian thử việc thì pháp luật lao động quy định là tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Vì vậy, giả sử mức lương đối với vị trí kế toán khi ký kết hợp đồng chính thức là 5 triệu đồng thì mức lương trong thời gian thử việc phải là 85% của 5 triệu đồng đó. Việc công ty bạn chỉ trả 50% lương cho bạn là không đúng với quy định của pháp luật.

Về vấn đề chấm dứt hợp đồng thử việc, Điều 29 và quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Căn cứ theo quy định trên, nếu có hoàn cảnh khó khăn khiến bản thân phải chấm dứt công việc thì bạn có thể nghỉ việc mà không cần phải báo trước cũng như không cần phải bồi thường trong trường hợp này. Bạn sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu trong quá trình làm việc bạn làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Trợ cấp thôi việc có được tính từ thời gian thử việc không ?

Kính gửi công ty Xin giấy phép, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi hiện đã nghỉ việc tại công ty và đang làm thủ tục hưởng các khoản trợ cấp. Tôi có một thắc mắc là thời gian thử việc 2 tháng của tôi có được coi là thời gian hưởng trợ cấp thôi việc không?

Mong nhận được sự phản hồi sớm từ luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Khoản 2, điều 48 quy định:

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc

Khoản 3, điều 14 quy định:

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Theo căn cứ trên thì thời gian làm việc để tính trợ cấp = thời gian làm việc thực tế – thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp – thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc. Và thời gian thử việc nếu như chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy thời gian thử việc sẽ được tính để hưởng trợ cấp thôi việc.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!

5. Hợp đồng thử việc có được trả thêm tiền đóng bảo hiểm vào lương không ?

Kính gửi công ty Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi là người đang làm việc theo hợp đồng thử việc thì có được trả thêm tiền đóng bảo hiểm xã hội vào lương không ?

Mong nhận được sự phản hồi sớm từ luật sư. Tôi xin cảm ơn!

>>

Trả lời:

Khoản 3, điều 186 quy định:

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định

Đồng thời khoản 1, điều 3 quy định:

1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động

Theo căn cứ trên thì đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động khi không thuộc đối tượng tham bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Mặt khác khoản 1, điều 22 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về các loại hợp đồng:

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Theo căn cứ trên thì hợp đồng lao động bao gồm:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

– Hợp đồng lao động xác định định thời hạn

– Hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

Theo đó thì hợp đồng thử việc không phải hợp đồng lao động.

Như vậy, làm việc dưới hình thức hợp đồng thử việc sẽ không được trả thêm tiền lương đóng bảo hiểm xã hội vào tiền lương hàng tháng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *