Chia thừa kế và thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, xin cho tôi hỏi: Em trai tôi đã ly hôn với vợ, có con 4 tuổi do mẹ trực tiếp nuôi. Em tôi có một mảnh đất đang đứng tên em tôi, nhưng sổ đỏ đang được thế chấp tại ngân hàng. Nay em tôi mất, thì khoản nợ và mảnh đất xử lý thế nào, có thể sang tên cho mẹ tôi được không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, xác định quyền thừa kế:

Theo quy định của , người có quyền thừa kế là cá nhân là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết. Thừa kế có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Điều 650 Bộ luật dân sự quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp của bạn, em trai bạn mất không để lại di chúc nên tài sản của em trai bạn sẽ được chia theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật của em trai bạn bao gồm những người thừa kế theo hàng thừa kế thế nhất bao gồm những người thừa kế theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651, gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo đó, em trai của bạn hiện có những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm mẹ đẻ và con đẻ, vì em trai bạn và vợ đã ly hôn nên người vợ không thuộc người có quyền thừa kế theo pháp luật, do đó ngời thừa kế của em trai bạn hiện chỉ có hai người và theo quy định hai người này sẽ được chia phần di sản bằng nhau. Trong đó, con đẻ của em bạn mới được 4 tuổi và đang ở với mẹ nên người mẹ sẽ là người người giám hộ của bé, khi đó, mẹ bé sẽ đại diện cho bé khi thực hiện nhận di sản thừa kế và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến phần di sản mà con được nhận.

Thứ hai, chia thừa kế và thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại:

Di sản của em trai bạn là mảnh đất có mang tên em trai bạn. Di sản này theo nguyên tắc sẽ được chia đôi cho hai người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của em bạn là mẹ đẻ và con đẻ của em trai bạn. Nếu hai người thừa kế này thỏa thuận được với nhau về việc thì thực hiện theo thỏa thuận đó. Trong trường hợp này, mẹ của bạn và vợ của em trai bạn phải thỏa thuận được với nhau về việc chia di sản, và thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Một số lưu ý khi thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất:

– Nếu thỏa thuận chia thửa đất và tách thừa thì các bên phải chú ý đến điều kiện về diện tích tối thiểu khi tách thửa của địa phương, việc tách thửa được quy định cụ thể tại từng địa phương, từng khu vực cụ thể và quy định này được UBND cấp tỉnh quy định, do đó trước khi có ý định chia, tách thửa thì các bên cần tìm hiểu trước các quy định liên quan đến việc tách thửa này;

– Nếu đồng ý để một người sở hữu mảnh đất đó thì bên sở hữu sẽ hoàn trả một số tiền tương ứng với phần giá trị mà người còn lại được hưởng, hoặc các bên có thể thỏa thuận khác.

Nếu các bên không tự thỏa thuận được việc phân chia di sản thừa kế thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Về nghĩa vụ của người thừa kế đối với nghĩa vụ do người chết để lại. Điều 615 quy định về thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại như sau:

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Như vậy, căn cứ quy định trên, người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại trong phạm vi di sản do người chết để lại và tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mình đã nhận. Theo đó, mẹ của bạn và cháu của bạn ( mẹ của cháu sẽ đại diện thực hiện nghĩa vụ thay cháu) là hai người thừa kế của em trai bạn, sẽ phải có trách nhiệm với khoản nợ của em trai bạn đang bằng tài sản mỗi người nhận được từ việc thừa kế. Do sổ đỏ đang ngân hàng nên mẹ bạn và vợ của em trai bạn có thể thỏa thuận về việc trả nợ và rút sổ đỏ về hoặc thực hiện việc chia di sản thừa kế sau đó cùng nhau thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng trên phần tài sản mình nhận được. Trường hợp nếu quá hạn trả ngân hàng và căn cứ trên hợp đồng vay và thế chấp, ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp theo quy định về xử lý tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ của em trai bạn. Phần tài sản còn lại sẽ vẫn được chia thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *