Chế độ nghỉ hè của giáo viên mầm non

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi luật sư, em là giáo viên mầm non thuộc huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng, em xin hỏi luật sư về chế độ nghỉ hè của giáo viên, hàng năm ban giám hiệu phân công cho mỗi giáo viên phải trực hè 1 tháng, như vậy có đúng qui định hay chưa. Nếu chưa đúng thì chúng em sẽ làm gì để đòi quyền lợi cho mình.

Kính mong luật sư tư vấn giúp, xin chân thành cảm ơn luật sư.

Người gửi : Lý Bích Ngân

Luật sư trả lời:

Về chế độ   của giáo viên mầm non, giáo viên mầm non phải được nghỉ 2 tháng hè đúng như quy định, các cơ sở giáo dục – sư phạm mầm non phải có trách nhiệm bố trí công việc để giáo viên nghỉ đủ thời gian quy định. Điều này được quy  định chi tiết tại Điều 3 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.

Điều 3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên

1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);

b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);

b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

 

 

Khoản 1 Điều 70 Luật Giáo dục quy định: “1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”.

Khoản 1 Điều 71  quy định: “1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục”.

Như vậy, nhiệm vụ của nhà giáo là giảng dạy theo chương trình học. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, nhà trường có thể điều động giáo viên làm thêm giờ trong các trường hợp bất theo quy định của Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2012: “Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.”

Mặt khác, căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà mỗi nhà trường có nội quy, quy chế riêng của trường mình. Tuy nhiên, trong trường hợp điều động làm thêm giờ, Nhà giáo có quyền được hưởng chế độ theo Điều 12 Luật Viên chức 2010:

Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương.

  1. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.”

Như vậy, theo hệ thống pháp luật giáo dục hiện hành, nhà giáo không có nhiệm vụ trực trường để bảo vệ tài sản. Trường hợp bạn phải trực 1 tháng hè không đúng theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc. Tuy nhiên, từng trường hợp cụ thể, nhà trường có thể điều động giáo viên làm thêm giờ trong các trường hợp bất theo quy định của Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2012.Trường hợp làm thêm giờ bạn sẽ được hưởng tiền làm thêm giờ theo Điều 12, Luật viên chức 2012. Trường hợp bạn trực hè không được hưởng chế độ thì bạn có thể kiến nghị lên Ban giám hiệu nhà trường để được xem xét giải quyết hoặc thực hiện quyền khiếu nại theo quy định cua luật Khiếu nại 2011.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *