Chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ thai sản do bác sĩ chỉ định ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi người lao động nữ nghỉ sinh con do sự chỉ định của bác sỹ thì có được hưởng chế độ thai sản không ? ĐIều kiện hưởng chế độ thai sản là gì ? Chế độ khám thai và nghỉ dưỡng sức sau sinh được quy định như thế nào ? Luật sư tư vấn cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Chế độ bảo hiểm xã hội khi do bác sĩ chỉ định ?

Thưa Luật sư! Tôi đang đi làm cho 1 công ty,và đã đóng bảo hiểm (bh) được 12 tháng.Hiên nay tôi đang mang thai được 7 tháng,tình hình sức khỏe không tốt, bác sĩ chỉ định nghỉ dưỡng thai.

1.Trong trường hợp tôi nghỉ dưỡng thai ở nhà và ở bệnh viện ( có giấy chỉ định của bác sĩ) thì được hưởng trợ cấp của bảo hiểm như thế nào ?

2.Tôi cần làm những thủ tục gì để hưởng trợ cấp đấy ?

3.Chế độ thai sản trong trường hợp của tôi được giải quyết ra sao ?

4.Trong 1 năm thì tôi được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày ốm đau mà bảo hiểm chi trả ?trường hợp ốm đau nào thì được bảo hiểm chi trả ?

Xin chân thành cảm ơn luật sư!

>> Luật sư lao động về chế độ thai sản, gọi số:

Trả lời:

Như bạn trình bày thì bạn đang làm việc cho 1 công ty và đã đóng bảo hiểm 6 tháng. Như vậy, của bạn với công ty có thể là hợp đồng lao động không có thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. Và như vậy thì khi bạn , bạn sẽ .

1. Trong trường hợp tôi nghỉ dưỡng thai ở nhà và ở bệnh viện ( có giấy chỉ định của bác sĩ) thì được hưởng trợ cấp của bảo hiểm như thế nào ?

Theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì không có thời gian nghỉ dưỡng thai mà đối với người lao động đang mang thai thì chỉ có 2 loại thời gian nghỉ mà được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, đó là: thời gian hưởng chế độ khi khám thai và thời gan hưởng chế độ khi sinh con.

Điều 29. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.

Điều 31. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:

a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;

c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;

d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.

Như bạn đã trình bày thì bạn đang mang thai tháng thứ 7 như vậy tầm 2 tháng nữa bạn mới sinh con mà hiện giờ bác sĩ lại chỉ định bạn nghỉ dưỡng thai. Nếu bạn vẫn muốn nghỉ thì sẽ có hai trường hợp sau:

+ Trường hợp thứ nhất: Bạn nghỉ trước thời điểm sinh con vẫn được hưởng trợ cấp và tiền lương do bảo hiểm xã hội chi trả.

Bạn được nghỉ trước thời điểm sinh con do bạn đã thực hiện đóng bảo hiểm được 12 tháng. Căn cứ vào quy định tại điều 14

Điều 14. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp này thì khi nghỉ bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản, tuy nhiên đến thời điểm sinh con thì bạn chỉ được nghỉ thêm số tháng sao cho đủ 4 tháng đối với làm nghề, công việc trong điều kiện lao động bình thường; 5 tháng đối với làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và 6 tháng đối với lao động nữa tàn tật.

+ Trường hợp thứ hai: bạn sẽ vẫn nghỉ trước khi thời điểm sinh con, tuy nhiên tùy từng trường hợp bạn sẽ không được hưởng lương hoặc có hưởng lương

Trường hợp không được hưởng lương là khi bạn đã sử dụng hết số ngày nghỉ hàng năm thì bạn xin công ty không hưởng lương. Đối với trường hợp này thì bạn nên thỏa thuận với người sử dụng lao động. Còn trường hợp vẫn được hưởng lương là khi bạn vẫn còn số ngày nghỉ hàng năm thì bạn xin công ty nghỉ phép hàng năm. Và nếu thấy thời gian nghỉ hàng năm ít thì bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động cộng dồn số thời gian nghỉ hàng năm của 3 năm theo quy định tại khoản 3 điều 111 .

Điều 111. Nghỉ hằng năm

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

2. Tôi cần làm những thủ tục gì để hưởng trợ cấp đấy ?

Trong trường hợp bạn vẫn nghỉ mà vẫn muốn hưởng trợ cấp, tức bạn nghỉ trước thời điểm sinh vẫn hưởng trợ cấp và tiền lương do bảo hiễm xã hội trả thì bạn phải chuẩn bị đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản, bao gồm những giấy tờ sau:

Điều 113. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con

3. Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật.

4. Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Khi bạn có đủ hồ sơ nêu trên thì bạn sẽ gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội bạn sẽ gửi hồ sơ này tới tổ chức bảo hiểm xã hội bạn đã đóng.

3. Chế độ thai sản trong trường hợp của tôi được giải quyết ra sao ?

Đối với trường hợp của bạn thì chế độ thai sản sẽ được giải quyết như sau:

+ Thời gian bạn nghỉ thai sản là:

Căn cứ vào khoản 1 và khoản 4, điều 31

Điều 31. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:

a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;

c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;

d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.

4. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Vậy tùy từng nghành nghề, công việc bạn làm thì sẽ tương ứng với số tháng được hưởng chế độ thai sản. Thời gian này bao gồm luôn cả những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và nghỉ hàng tuần trong trường hợp những ngày bạn nghỉ trùng vào những ngày này.

+ Khi nghỉ chế độ thai sản thì bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp và tiền lương do bảo hiểm xã hội chi trả như sau:

Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Như vậy, khi nghỉ chế độ thai sản thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần và tiền lương từ bảo hiểm xã hội. Tổng cộng bạn sẽ được nhận 2 tháng lương tối thiểu chung cùng với mức lương ( trung bình của 6 tháng liền kề đóng bảo hiểm xã hội) x thời gian hưởng chế độ khi sinh con.

4. Trong 1 năm thì tôi được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày ốm đau mà bảo hiểm chi trả ?trường hợp ốm đau nào thì được bảo hiểm chi trả ?

Căn cứ vào khoản 1 và 2 điều 23 Luật bảo hiểm xã hội 2006

Điều 23. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.

2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.

Như vậy, căn cứ vào từng nghành nghề, công việc bạn làm, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và loại bệnh bạn mắc phải thì thời gian nghỉ tối đa sẽ khác nhau. Đối với trường hợp của bạn nếu không mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị do Bộ y tế ban hành thì tối đa là 30 ngày đối với làm việc trong điều kiện bình thường và 40 ngày đối với làm nghề hoặc công việc nặng nhọc hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực số từ 0,7 trở lên. Còn nếu mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị ngay do Bộ y tế ban hành thì tối đa là 180 ngày. Và theo khoản 1, điều 8 Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì những trường hợp ốm đau được bảo hiểm chi trả là:

Điều 8. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này được hưởng chế độ ốm đau khi:

1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.

Như vậy theo pháp luật hiện hành thì đối với bất kỳ trường hợp ốm đau nào buộc phải nghỉ việc và có giấy xác nhận của cơ sở y tế thì sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp

2. Tôi phải làm gì để được hưởng chế độ thai sản ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: Tôi sinh con vào tháng 9/2012 và công ty đã nộp bảo hiểm xã hội cho toàn bộ nhân viên trong công ty( Trong đó có tôi ) tới tháng 12/2012. Cho tới nay tôi vẫn đang là nhân viên của công ty nhưng vì lý do công ty nợ tiền bảo hiểm từ 2012 cho tới nay nên tôi vẫn chưa được lĩnh tiền và mọi chế độ thai sản.

Luật sư cho tôi hỏi:

1. Để được hưởng chế độ thai sản tôi phải làm gì?(Hợp đồng lao động của tôi là loại không thời hạn).

2. Tôi muốn tự nộp tiền bảo hiểm xã hội( Nộp bổ sung những khoảng thời gian mà công ty chưa đóng), để bảo hiểm của tôi được liên tục trước khi tôi chuyển về công ty mới làm việc có được không ?

Tôi rất mong các Luật sư giải đáp giúp tôi sớm nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: K.T

Tôi phải làm gì để được hưởng chế độ thai sản ?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất : làm sao để được hưởng chế độ thai sản.

Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản ()

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, để được hưởng thai sản bạn phải đóng đủ 6 tháng bảo hiểm trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh, luật không quy định thời gian đóng phải liên tục. ở đây ban không nói rõ về thời gian bạn được đóng bảo hiểm đến thời gian công ty nợ bảo hiểm là bao lâu. Trường hợp công ty nợ bảo hiểm dẫn đến việc bạn không được hưởng chế độ thai sản theo quy định thì bạn có thể yếu cầu công ty bồi thường thông qua hòa giải cơ sở, nếu không hòa giải được bạn có thể khời kiện ra tòa về hành vi vi phạm bảo hiểm xã hội ( Điều 134 luật bảo hiểm xã hội ) dẫn đến lợi ích của bạn bị xâm phạm.

Điều 134. Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội

1. Không đóng.

2. Đóng không đúng thời gian quy định.

3. Đóng không đúng mức quy định.

4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.

Vậy trường hợp này của bạn công ty bạn vi phạm về thời hạn đóng bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm và chỉ khi nào công ty bạn thực hiện đóng bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm thì bạn mới được nhận chế độ thai sản của mình, Hoặc bạn có thể làm công ty trả trước khoản tiền thai sản cho bạn trên cơ quan bảo hiểm xã hôi sau đó khi công ty đóng bảo hiểm cơ quan bảo hiểm chi trả thì số hiền đó sẽ hoàn lại công ty.

Thứ hai : Tự mình đóng bổ sung có được không ?

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:

a) ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất

3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:

a) Trợ cấp thất nghiệp;

b) Hỗ trợ học nghề;

Chế độ bảo hiểm thai sản là chế độ bảo hiểm bắt buộc và người đóng bảo hiểm là người sử dụng lao động, Trường hợp này bạn không thể đóng bổ sung thay người sử dụng lao động được. Tuy nhiên. Luật bảo hiểm xã hội quy định thời gian được hưởng là tổng thời gian đóng bảo hiểm chứ không bắt buộc phải có sự liên tiếp, nên nếu bạn chuyển cong ty và công ty đóng bảo hiểm cho bạn đủ thời gian thì bạn vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng./.

3. Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thai sản ?

Thưa Luật sư, tôi đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 2 năm 2015 nhưng do công ty làm giấy tờ trục trặc đến tháng 4 mới được cấp thẻ bảo hiểm y tế và sổ bảo hiểm xã hội. Tôi dự sinh vào tháng 9 năm 2015. Như vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản tính từ tháng 2 không ạ? Mà nếu tính từ tháng 4 thì có được hưởng chế độ thai sản không ạ?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thai sản ?

:

Luật sư tư vấn:

Điều 28, quy định điều kiện hưởng thai sản như sau:

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”.

Thông tin cũng cấp không biết bạn sinh đầu trước ngày 15/9 hay từ ngày 15 về sau. Hơn nữa trên sổ bảo hiểm của bạn thể hiện thời điểm bạn tham gia bảo hiểm tháng 2 hay tháng 4 nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Để được hưởng thai sản thì bạn phải đóng đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giải đáp cụ thể giúp bạn. Xin cảm ơn.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Hưởng bảo hiểm thai sản phải đáp ứng điều kiện gì ?

Thưa luật sư, em làm việc ở công ty từ thâng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015 được đóng bảo hiểm đầy đủ, tháng 5 năm 2015. Em nghỉ việc và được phát sổ bảo hiểm, đến nay là tháng 10 năm 2015. Em muốn đóng tiếp bảo hiểm và dự kiếm sinh con vào tháng 6 năm 2016, như vậy em có được thanh toán bảo hiểm thai sản không ạ ?

Em xin cảm ơn tư vấn của luật sư.

Hưởng bảo hiểm thai sản phải đáp ứng điều kiện gì?

gọi:

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn dự kiến sinh tháng 6/2016 cho nên áp dụng Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 1/1/2016.

Điều 31, quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”.

Bạn sinh vào tháng 6/2016 nên khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016. Trong khoảng thời gian này bạn chưa đóng bảo hiểm được tháng nào. Nếu bạn đóng bảo hiểm từ tháng 10/2015 đến khi sinh là bạn có trên 6 tháng đóng bảo hiểm tức là bạn chỉ cần đóng đến tháng 3/2016 là bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Tham khảo bài viết liên quan:

1.

2.

3.

5. Chi trả tiền bảo hiểm thai sản cho phu nữ sau sinh nở ?

Thưa luật sư! Vợ tôi đi làm ở Công ty A được 11 tháng. Và đã đóng bảo hiểm xã hội được 7 tháng trước khi sinh em bé , như vậy vợ tôi được hưởng tiền bảo hiểm xã hội đúng theo quy định. Nhưng Công ty A này có quy định riêng người đến Công ty làm 6 tháng trở lên mới được mang thai thì mới được hưởng các quyền lợi của phu nữ khi sinh con như đi muộn về sớm .

Vợ tôi mới đến làm được 3 tháng đã mang thai (Đã đóng 7 tháng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ để ) vậy vợ tôi có được hưởng 100% tiền BHXH theo quy đinh không ?vợ tôi có được hưởng các quyền lợi đi sớm về muộn không ? (Công ty thì bảo không được hưởng chế độ thai sản) Công ty có nói với tôi vợ tôi chưa làm đủ 6 tháng tại Công ty trước khi mang thai lên phải đóng thêm 25% tiền bảo hiểm xã hội cho Công ty và nói đây là quy định riêng của Công ty vậy quy định này có đúng Pháp luật?

Xin luật sư giải đáp.

Chi trả tiền bảo hiểm thai sản cho phu nữ sau sinh nở ?

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp theo quy định tại khoản 1 điều 14 có quy định :

“Điều 14. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.

Như vậy, chỉ cần vợ anh đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản và mức hưởng ở đây sẽ là 100%.

Trong trường hợp này, quy định của công ty là không đúng với quy định của bộ luật lao động 2012, vì tại điều 155 của Bộ luật lao động 2012 thì pháp luật luôn ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho lao động động nữ khi mang thai và người sử dụng lao động có quyền đưa ra nội quy lao động nhưng nội quy lao động không được trái với quy định của pháp luật. Như vậy ở đây công ty không được đưa ra các quy định, nội quy trái với quy định của Bộ luật lao động. Còn trường hợp đi muộn về sớm thì Bộ luật lao động không có quy định để lao động nữ đang mang thai được đi muộn về sớm mà chỉ có quy định là lao động nữ đang mang thai thì người sử dụng lao động không được cho họ làm thêm giờ, làm vào ban đêm.

Còn vế đề công ty có quy định là nếu chưa làm đủ sáu tháng trước khi mang thi thì người lao động sẽ phải đóng thể 25% tiền lương bảo hiểm xã hội cho công ty quy định như vậy là không đúng vì bản chất thực tế thì công ty đã trích tiền lương của vợ anh ra để đóng BHXH rồi nên yêu cầu của công ty là vợ anh sẽ phải đóng thêm 25% là không đúng. Trong trường hợp này nếu như công ty kiên quyết bắt vợ anh đóng thì vợ anh có quyền hoặc khởi kiện về việc công ty đưa ra quy định trái với quy định của pháp luật.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

6. Tư vấn về chế độ thai sản sau khi đã nghỉ việc ?

Thưa luật sư, em có một thắc mắc về chế độ thai sản rất mong luật sư tư vấn giúp: Em đã tham gia bảo hiểm bắt buộc tại công ty từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015. Nhưng do không đảm đương được tiếp công việc nên em xin nghỉ từ tháng 9 năm 2015, và cũng cắt bảo hiểm không đóng bắt đầu từ tháng 9. Em dự kiến sinh vào ngày 10 tháng 12 năm 2015.

Vậy em có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được hưởng thì em làm những thủ tục gì khi sinh con? Em nghỉ việc trước khi sinh 3 tháng như vậy có tính vào thời gian nghỉ thai sản không ạ? Em đang tham gia bảo hiểm ở mức 3.300.000 đồng, vậy nếu em được hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng là như thế nào trong trường hợp em nghỉ việc trước 3 tháng như vậy? Em xin chân thành cảm ơn luật sư!

Người gửi: T.Y

Tư vấn về chế độ thai sản sau khi đã nghỉ việc ?

Gọi Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật lao động:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Công ty Xin giấy phép, về vấn đề mà bạn thắc mắc, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

Về việc hưởng chế độ thai sản, có quy định:

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Do bạn là lao động nữ đang mang thai, đã đóng bảo hiểm xã hội được đủ 6 tháng trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con, nên bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục hưởng chế độ thai sản, về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội có quy định:

“Điều 9. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản

2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, gồm:

2.1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2.2. Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).

4. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm:

4.1. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ (để giải quyết trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp cho thời gian người mẹ hưởng khi còn sống);

b) Sổ bảo hiểm xã hội của người cha (để giải quyết trợ cấp cho thời gian hưởng của người cha sau khi người mẹ chết);

c) Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con;

d) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

4.2. Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ;

b) Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con;

c) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao);

d) Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số ).

5. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồm:

5.1. Hồ sơ như quy định tại các Khoản 2, 3 và các Điểm 4.1, 4.2 Khoản 4 của Điều này.

5.2. Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôi con nuôi (mẫu số ).

6. Ngoài hồ sơ đối với các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này có thêm danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số C70a-HD).”

Về thời gian nghỉ thai sản, có quy định như sau:

“Điều 157. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Về mức hưởng chế độ thai sản, Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định:

“Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Căn cứ vào đó, mức hưởng chế độ thai sản của bạn sẽ là 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm Xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *