Chấm dứt hợp đồng lao động đối với người bị tai nạn lao động?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người lao động bị tai nạn lao động thì công ty có quyền chấm dứt hợp đồng hay không? Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Chấm dứt đối với người bị tai nạn lao động?

Thưa luật sư. Tháng 09 năm 2017, công trình của VinaA thi công xảy ra vụ tan nạn lao động, ông PHĐ sinh năm 1984 là người làm việc Hợp đồng không xác định thời hạn với Công ty VinaA từ tháng 03 năm 2004.

Công ty đã đưa ông PHĐ đi điều trị khắp nơi các bệnh viện từ Trung ương đến quận, huyện chi trả tiền viện phí và tiền nhân công rất tốn kém mà đến nay vẫn không có khả năng lao động chưa phục hồi. Do tai nạn gãy chân, chấn thương sọ não, nên việc cử động đi lại cũng rất khó khăn, sau khi cho người lao động mổ não 02 lẫn tại Bệnh viện Việt – Đức và hiện đang điều trị phục hồi chức năng ở bệnh viện Công an Nhân dân.

Đến nay (tháng 12/2018), bệnh nhân PHĐ vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện và Công ty vẫn trợ cấp tiền hàng tháng và trả viện phí. Với tình huống này, xin phép được hỏi luật sư:

1. Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 46 Bộ luật lao động năm 2012 thì Công ty VinaA có được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với ông Đức không? (vì đến nay đã hơn 12 tháng điều trị).

2. Nếu được thủ tục kèm theo là gì? Bồi thường như thế nào?

Kính nhờ Luật sư quan tâm bớt chút thời gian tư vấn cho Công ty. Xin trân trọng cảm ơn !

Người hỏi: Nguyễn Danh Thắng

>>

Tai nạn lao động ?

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp, ông PHĐ ký hợp đồng lao động với công ty là Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Thắc mắc của bạn có 2 vấn đề cần quan tâm như sau:

Vấn đề thứ nhất: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đối với trường hợp: Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo . Với những thông tin bạn đã cung cấp về thời gian ông PHĐ bị tai nạn và thời gian đã điều trị là quá 12 tháng (09/2017 tới 12/2018); hợp đồng ông PHĐ ký với công ty là Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do đó, bạn có thể đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đối với ông PHĐ trong trường hợp này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là khi sức khỏe của ông PHĐ hồi phục thì công ty có thể xem xét và tạo điều kiện cho ông PHĐ trở lại làm việc tại công ty.

Vấn đề thứ hai: Thủ tục đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động và mức bồi thường:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 , khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong trường hợp này, bạn phải báo trước cho ông PHĐ ít nhất 45 ngày.

Tại khoản 1 Điều 48 quy định:

“Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”

Do vậy, bạn phải chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho ông PHĐ. Cách tính trợ cấp thôi việc như sau:

“2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”- trích khoản 2, khoản 3 Điều 48 .”

Bạn lưu ý thời gian làm việc được làm tròn theo Điều 14 hướng dẫn bộ luật lao động như sau:

Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng làm tròn thành ½ năm

Từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 1 năm.

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 47 thì bạn có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Mặt khác, đây là trường hợp bị tai nạn trong khi làm việc công trường đang thi công, do vậy đây là trường hợp tai nạn lao động. Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì ông PHĐ còn được hưởng . Ông PHĐ có thể được hưởng một lần hoặc hàng tháng. Dựa trên tình trạng của ông PHĐ mà bạn cung cấp, căn cứ theo quy định Điều 45 , chúng tôi xác định ông PHĐ sẽ được hưởng trợ cấp chế độ tai nạn hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng được xác định theo khoản 2 Điều 49 như sau:

“2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ lúc ông PHĐ điều trị xong và ra viện.

2. Tư vấn mức bồi thường của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động?

Thưa luật sư, xin hỏi: Công ty tôi có thuê nhân công về làm việc nhưng lại không ký hợp đồng lao động; trong quá trình làm việc người lao động bị điện giật và tử vong. Vậy công ty chúng tôi sẽ phải bồi thường như thế nào? Tôi có mua bảo hiểm 24h cho người lao động thì có cần bồi thường nữa không? Cảm ơn!

Tư vấn mức bồi thường của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động ?

Trả lời:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

quy định về đối tượng áp dụng như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động làm việc theo ; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5. Người sử dụng lao động.

6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.”

Dựa vào quy định trên có thể thấy, người lao động làm việc không có hợp đồng lao động cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật an toàn vệ sinh lao động, cho nên khi xảy ra tai nạn lao động họ cũng được hưởng chế độ bồi thường, hỗ trợ từ người sử dụng lao động của mình.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy tai nạn lao động gồm có các khoản bồi thường, trợ cấp sau:

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

– Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức đã nêu ở trên, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu.

– Trả trợ cấp cho thân nhân của người lao động bị tai nạn theo Điều 53 như sau:

“Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

…”

Người lao động chỉ không được bồi thường khi thuộc các trường hợp sau: Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

3. Không có hợp đồng lao động mà xảy ra tai nạn lao động sẽ được giải quyết như thế nào?

Kính chào luật sư của công ty Luật TNHH Minh Khuê. Mong luật sư tư vấn giúp tôi: Chú tôi làm lái xe cho một công ty tư nhân nhưng không có hợp đồng lao động và không được đóng bảo hiểm xã hội, trong quá trình lái xe cho công ty thì chú tôi bị tai nạn là đi qua đường tàu không chú ý và tàu hoả đâm vào xe của công ty và bị chết thì liệu phía công ty có phải chịu trách nhiệm gì với thân nhân của chú tôi không ạ? Mong luật sư tư vấn giúp đỡ, trân trọng cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Điều 15 và Điều 16 quy định về hợp đồng lao động như sau:

“Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Từ những quy định trên, có thể hiểu hợp đồng lao động chính là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là bằng chứng chứng minh quan hệ lao động. Hình thức của hợp đồng lao động thông thường bằng văn bản trừ trường hợp công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thi không yêu cầu hợp đồng bằng văn bản mà có thể là hợp đồng bằng lời nói. Như vậy, mặc dù chú quý khách làm việc tại công ty không có hợp đồng lao động song trên thực tế lại có quan hệ lao động giữa chú quý khách và công ty nêu trên.

“Điều 142. Tai nạn lao động

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Theo quy nêu trên và theo những thông tin quý khách cung cấp thì tai nạn của chú quý khách được xác định là tai nạn lao động và công ty của chú quý khách phải có trách nhiệm đối với tai nạn lao động xảy ra với chú. Nhưng nếu công ty chứng minh được việc xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chú thì việc bồi thường cũng như các chế độ khác sẽ bị xem xét, cân nhấc cắt giảm. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: .

4. Công ty có được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động khi hết hạn hợp đồng lao động không?

Chào luật sư, em là nhân viên thuộc ban An Toàn Lao Động, em có một số vướng mắc xin nhờ luật sư tư vấn giúp ạ! Ở công ty em mới xảy ra một vụ tai nạn lao động. Người bị tai nạn lao động là cán bộ đã về hưu được công ty giữ lại làm tiếp và ký hợp động lao động 03 tháng.

Đến ngày 31 tháng 12 này là hết hạn hợp đồng nhưng hiện tại theo bác sĩ chuẩn đoán người này bị gãy đốt sống ở vùng thắt lưng phải nằm bất động từ 06 đến 08 tuần. Vậy là đến khi hợp đồng hết hạn người bị tai nạn vẫn chưa điều trị xong. Kết quả điều tra tai nạn lao động xác định đây là TAI NẠN LAO ĐỘNG nên được công ty thực hiện đầy đủ các chế độ về tiền lương, chi phí thuốc men, chăm sóc y tế. Luật sư cho em hỏi đến cuối tháng 12 này hợp đồng lao động hết thời hạn. Công ty có được chấm dứt hợp đồng lao động với người này không? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư! Cảm ơn Luật sư !

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) khi người lao động (NLĐ) bị tai nạn lao động (TNLĐ) ?

xử lý tại nạn lao động theo đúng luật lao động, gọi:

Trả lời:

Trong trường hợp này, vì công ty bạn chỉ ký hợp đồng lao động 03 tháng với cán bộ này, khi đó, đến hết ngày 31 tháng 12 công ty bạn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ này vì không muốn gia hạn hợp đồng lao động theo Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012, những công ty bạn phải báo trước về việc chấm dứt hợp đồng lao động với người này trước ít nhất 15 ngày ngày hết hạn.

>> Tham khảo thêm nội dung:

5. Giải quyết về chế độ tai nạn lao động khi không giao kết hợp đồng lao động ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Công ty cho em hỏi em mới đi làm được 20 ngày làm tại một xưởng tư nhân và không có Bảo hiểm y tế, không có Hợp đồng lao động. Nhưng trong lúc em đang làm bị máy dập nát tay. Vậy chủ xưởng nơi em làm có phải chịu trách nhiệm chi trả viện phí đối với em không ạ?

Cảm ơn luật sư!

6. Tai nạn lao động khi không có hợp đồng lao động?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi và công ty X không có hợp đồng lao động nhưng tôi bị tai nạn trong quá trình lao động. Tôi sẽ được hưởng những quyền lợi gì? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 15 về hình thức của hợp đồng lao động:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Trường hợp 1: bạn làm việc không có hợp đồng bằng văn bản nhưng có căn cứ chứng minh bạn và người sử dụng lao động bằng lời nói thì khi bạn tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

Quyền lợi của người lao động bị tai nạn nghề nghiệp:

– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

– Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

Người lao động bị tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

– Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

– Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định nêu trên.

Như vậy, bạn sẽ được hưởng:

+ Được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị; Bồi thường tai nạn lao động; Người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với bạn nếu có tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định nếu bạn không tham gia bảo hiểm y tế.

+ Được cơ quan bảo hiểm chi trả trợ cấp và những quyền lợi liên quan nếu có tham gia bảo hiểm xã hội. Ở đây, bạn làm việc không có hợp đồng lao động, có thể người sử dụng không muốn giao kết hợp đồng với bạn để trốn tránh nghĩa vụ, đồng nghĩa với việc không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn. Nếu không đóng bảo hiểm tự nguyện thì bạn sẽ không được hưởng khoản trợ cấp của cơ quan bảo hiểm.

Trường hợp 2: Nếu không có căn cứ chứng minh hợp đồng lao động giữa bạn và người sử dụng lao động giao kết bằng miệng thì ở đây, bạn được xác định là người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi đó:

Quyền của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều 6 :

“Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:

a) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;

b) Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;

d) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.”

Khoản 4 Điều 6 quy định:

“4. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;

c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.”

Khi đó, nếu bị tai nạn trong lúc làm việc, bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm. Nếu bạn có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả trợ cấp và quyền lợi liên quan.

Tóm lại, bạn cần căn cứ vào việc xác lập hợp đồng lao động có xảy ra trên thực tế không, khi đó, bạn sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định nêu trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *