Cán bộ, công chức đã nghỉ hết phép năm thì có được nghỉ phép tiếp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Điều kiện để được nghỉ phép năm với công chức, viên chức, người lao động là gì ? Không nghỉ phép năm thì được trả lương, tính lương như thế nào ? và một số câu hỏi pháp lý khác liên quan đến chế độ nghỉ phép năm sẽ được tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Cán bộ, công chức đã nghỉ hết thì có được tiếp ?

Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Đối với cán bộ, công chức Nếu như vì bệnh tật đã sử dụng hết phép năm, tuy nhiên theo bác sĩ thì phải nghĩ tiếp tục trong khoảng thời gian là 4 tháng nửa để đảm bảo sức khỏe thai nhi thì trong trường hợp này phải giải quyết như thế nào ạ, và văn bản nào quy định đối với trường hợp này và các chế độ chính sách sao ạ?

Xin cám ơn luật sư.

Cán bộ, công chức đã nghỉ hết phép năm thì có được nghỉ phép tiếp ?

Trả Lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi ()

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

quy định:

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo quy định của thì:

Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Từ những quy định trên của pháp luật, chúng ta thấy rằng pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương( trừ khoản 2 điều 116 bộ luật lao động 2012) vì vậy việc nghỉ thêm 4 tháng là hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên

Trong điều kiện sức khoẻ cuả bạn cần được nghỉ ngơi thêm 4 tháng có yêu cầu của bác sĩ thì có thể nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định của luật bảo hiểm xã hội.

Trân trọng./.

2. Chưa nghỉ phép thì được giải quyết thế nào ?

Chào luật sư, Năm 2017 tôi chưa nghỉ phép tháng 3. Năm 2018 tôi của năm 2017 vậy tôi có được nghỉ không và có được thanh toán tiền tầu xe không?

Xin cảm ơn!

Chưa nghỉ phép thì được giải quyết thế nào ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào quy định của thì:

“Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

Và Điều 113 Bộ luật Lao động quy định:

“Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm

1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.

Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.”

Như vậy, để xác định được là có là thời gian hay không và việc thanh toán tiền tàu xe bạn có thể xem quy định của doanh nghiệp về vấn đề này hoặc bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Tư vấn nghỉ phép hằng năm ?

Xin chào luật sư. Khi ký HĐLĐ với người nghỉ hưu hưởng lương hưu. Cơ quan trả lương bao gồm BHXH, y tế, thất nghiệp, nghỉ hàng năm. Bản thân chưa rõ: Chế độ nghỉ hàng năm có phải là phép năm không, nếu đã chi thì có giải quyết 12 ngày phép năm không?

Xin cảm ơn!

Tư vấn nghỉ phép hằng năm ?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất Theo quy định của Bộ luật lao động, chế độ nghỉ hằng năm là nghỉ phép.

Thứ hai, căn cứ vào Điều 114

Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số . Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.”

Như vậy, nếu bạn đã được nhận tiền nghỉ phép năm thì không được giải quyết nghỉ phép năm 12 ngày nữa.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Hỏi về trường hợp nghỉ phép của người lao động ?

Xin chào Xin giấy phép! Em muốn nhờ anh/chị tư vấn giúp em một vấn đề liên quan đến việc nghỉ phép của người lao động. Công ty em có 1 người lao động có bố chồng mất, theo quy định thì được nghỉ 3 ngày, nhưng họ chỉ nghỉ 2 ngày và muốn được bù ngày còn lại sang tháng sau (50 ngày mất).

Vậy em muốn công ty tư vấn cho em 2 trường hợp sau:

1. Người lao động muốn hoán đổi ngày nghỉ sang tháng sau như vậy có được chấp nhận không? nếu được thì ngày thứ 3 họ đi làm đấy tính lương như thế nào?

2. Trường hợp họ không hoán đổi, mà chỉ nghỉ 2 ngày, thì ngày thứ 3 đấy được tính như thế nào?

Trong cả 2 trường hợp người lao động tự nguyện đi làm và đi làm theo yêu cầu của công ty vào ngày thứ 3 đó. Em xin cảm ơn!

Hỏi về trường hợp nghỉ phép của người lao động ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 116 :

“Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.”

Như vậy, trong trường hợp bố chồng của người lao động mất thì người này được nghỉ trong 3 ngày và hưởng nguyên lương. Sự kiện chính để người lao động được nghỉ việc riêng trong trường hợp này đó là có “bố chồng mất”. Do đó khi sự kiện này qua đi thì người lao động này không được hưởng quyền lợi này nữa tức người này không được chuyển một ngày nghỉ của mình sang hưởng quyền lợi nghỉ việc riêng tại tháng sau. Trong trường hợp họ mới nghỉ được hai ngày mà theo yêu cầu của công ty, pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề này mà tùy thuộc vào thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó, ngoài việc vẫn được hưởng lương trong thời gian nghỉ việc riêng (hưởng nguyên lương trong 3 ngày), người lao động này còn được trả lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động về ngày thứ ba không được nghỉ này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Căn cứ tính hàng năm của người lao động

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau muốn trình bày với Luật sư. Tôi đi làm ở công được 1 năm, tính cả thời gian kí hợp đồng thử việc. Luật sư cho tôi hỏi nếu như vậy thì tôi đã đủ điều kiện được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương hay chưa ?

Cảm ơn Luật sư

Căn cứ tính ngày nghỉ phép hàng năm của người lao động

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về ngày nghỉ hàng năm như sau:

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi quy định về thời gian được tính vào ngày đi làm của người lao động để tính vào ngày nghỉ hàng năm như sau:

1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.

7. Thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.

11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, tính cả thời gian bạn thử việc thì bạn đã đi làm được 12 tháng và bạn được sử dụng cả 12 tháng này để làm căn cứ tính hàng năm. Tức là, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 111 Bộ Luật lao động, bạn có 12 ngày nghỉ hưởng nguyên lương khi bạn đã làm việc co người sử dụng lao động được đủ 12 tháng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

6. Thời gian nghỉ phép của công chức xã là bao lâu ?

Kính gửi luật Minh Khuê, tôi muốn được luật sư giải đáp câu hỏi: Tôi là công chức xã được 22 năm. Tôi muốn nghỉ phép một lần trong năm thì thời gian tôi được nghỉ là bao nhiêu ngày ( từ trước đến nay tôi chưa xin nghỉ phép lần nào). Xin trân trọng cảm ơn !

Thời gian nghỉ phép của công chức xã là bao lâu ?

Luật sư phân tích:

Theo Điều 13

“Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ”

Theo quy định tại Điều 111 và 112

“Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

“Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày”

Như vậy, trường hợp của bạn là công chức xã được 22 năm theo luật cán bộ, công chức năm 2008 thì bạn sẽ được nghri hàng năm theo quy định của pháp luật lao động cụ thể là: bạn được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; tuy nhiên bạn đã có thâm niên là 22 năm thì theo Điều 112 như trên thì cứ 5 năm là bạn được nghỉ thêm 01 ngày. Như vậy, bạn được nghỉ tổng cộng là 16 ngày tính tại thời điểm hiện nay

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *