Cách xác định vị trí thửa đất để xin giấy phép xây dựng?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thủ tục, quy trình và điều kiện cấp giấy phép xây dựng hiện nay được pháp luật quy định như thế nào ? Cách xác định vị trí xin cấp giấy phép xây dựng đối với đất có hỗn hợp mục đích sử dụng đất ? và các vướng mắc khác sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp:

Mục lục bài viết

1. Cách xác định vị trí thửa đất để ?

Thưa luật sư! Họ định vị lô đất tôi từ vỉa hè lùi vào 3m (chỉ giới xd), nhưng họ lấy 2 mốc đầu theo 2 con đường, và đuổi về sau 16m cho 2 mốc phía sau. Nên đất tôi giờ xéo xẹo, ra hình bình hành chứ không còn hình chữ nhật. Tôi không đồng ý, vì đất tôi vuông vức.

Tôi bảo họ chỉ được lấy 1 mốc bên phải hoặc bên trái theo một con đường, vì đất tôi chỉ một mặt tiền, bên phía nào mà khi tôi xây dựng không phạm 3m chỉ giới xd là được. Thì bên địa chính đồng ý. Nhưng khi lấy mốc đó, họ định vị theo phương ngang thì nhà tôi đủ 5,5m bề ngang, thì lô đất kế bên chỉ còn lại 5m không đủ 5,5m. Nên giờ họ ko chịu, bắt chúng tôi phải định vị lô đất xéo xẹo theo hình bình hành, để cho đủ bề ngang 5,5m. Như vậy thì lô đất của chúng tôi không giống trong sổ đỏ. Họ không chịu định vị.

Vậy nên tôi kính nhờ ls tư vấn giúp tôi nên làm gì trong việc này ?

Mong hồi âm sớm lại của quý ls. Chân thành cảm ơn.

Cách xác định vị trí thửa đất để xin giấy phép xây dựng?

thủ tục, điều kiện , gọi ngay:

Luật sư tư vấn:

Theo quy định và quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và các văn bản hướng dẫn, cụ thể:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 20 về lập và sổ mục kê đất đai:

“1. Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.

2. Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

3. Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số.

4. Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau:

a) Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất theo Thông tư này để sử dụng;

b) Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện trạng sử dụng đất và biên tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính để sử dụng;

c) Trường hợp không có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”

Theo nội dung tại Điều 11 nguyên tắc xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất như sau:

“1. Xác định ranh giới thửa đất

1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

2. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

2.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó;

b) Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có;

c) Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu; hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư này;

2.2. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.

2.3. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.

2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.”

Xác định ranh giới sử dụng đất và đo đạc, lập bản đồ địa chính được thể hiện trong Thông tư 07/2015/TT-BTNMT như sau:

1. Việc đo đạc xác định ranh giới sử dụng đất thực hiện theo quy định sau:

a) Việc đo đạc xác định ranh giới bao gồm: đo đạc xác định tọa độ mốc ranh giới, điểm đặc trưng và điểm chi tiết khác trên đường ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp;

b) Đối với các khu vực đã có bản đồ địa chính đáp ứng theo yêu cầu thì biên tập đường ranh giới từ bản đồ địa chính c theo quy định thì thực hiện đo đạc, chỉnh lý thửa đất khu vực biến động đó;

d) Việc xác định phương pháp đo và yêu cầu độ chính xác điểm mốc ranh giới được thực hiện theo yêu cầu như đối với điểm khống chế đo vẽ quy định.

đ) Việc xác định phương pháp đo và yêu cầu độ chính xác xác định vị trí điểm đặc trưng, điểm chi tiết khác không cắm mốc trên đường ranh giới thực hiện theo yêu cầu đối.

Như vậy, khi tiến hành đo đạc thì trách nhiệm của cán bộ địa chính thực hiện phải phối hợp với các chủ thể như chủ sử dụng, phối hợp với người dẫn đạc, người quản lý khi đo đạc. Nếu có tranh chấp mà trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản.

Theo đó, về trình tự thủ tục đo đạc của cán bộ địa chính xã là chưa hợp lý. Bạn có thể làm đơn yêu cầu đo đạc cũng như xác định lại vị trí đất để đúng với phần đất gia điình bạn được cấp trong sổ đỏ. Nếu sau khi nộp đơn yêu cầu và giải quyết chưa thỏa đáng thì gia đình bạn có thể hoặc khiếu nại trực tiếp gửi tới UBND cấp huyện.

>> Bài viết tham khảo thêm:

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Cách xác định vị trí thửa đất để xin giấy phép xây dựng?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Dựng nhà lá có phải xin giấy phép xây dựng ?

Thưa luật sư, Tôi có một thắc mắc nhỏ xin hỏi anh chị luật sư nhà tôi ở nông thôn, muốn xây dựng mái lá dừa( mái lá dừa, cột cây, nền đất ) với diện tích khoảng 50m2 có cần phải xin giấy phép xây dựng không?

Cảm ơn!

>> gọi:

Luật sư tư vấn:

Các công trình xây dựng cần có giấy phép xây dựng. Trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 89 như sau:

” Điều 89. Đối tượng các loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”

Như vậy, việc bạn dựng nhà lá ở nông thôn không phải xin giấy phép xây dựng.

>> Tham khảo các bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Có cần ủy quyền cho người đi làm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở ?

Chào luật sư, nhờ luật sư tư vấn giúp nội dung như sau: tôi chuẩn bị xây nhà ở riêng lẻ trên thửa đất đứng tên mẹ tôi. Tôi là người sẽ trực tiếp đi nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Vậy có cần giấy tờ hay hợp đồng ủy quyền của mẹ tôi cho tôi đi làm thủ tục không ? Ủy quyền này có phải công chứng, chứng thực không ?

Chân thành cảm ơn luật sư.

Có cần ủy quyền cho người đi làm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở ?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu đối với tài sản có một số quyền năng như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Vì vậy, đối với mảnh đất mẹ của bạn đang là chủ sở hữu, do đó mẹ của bạn có toàn bộ các quyền năng này. Vì thế, đối với việc xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở trên mảnh đất này thì mẹ của bạn có thẻ là người thực hiện các thủ tục hành chính để thực hiện việc xây dựng trên hoặc có thể ủy quyền sang cho người khác thực hiện theo quy định tại Điều 562 .

‘Điều 562. Hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy, trong trường hợp này, nếu bạn là người sẽ trực tiếp đi nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng thì mẹ bạn cần ủy quyền cho bạn để thực hiện các thủ tục này.

Thứ hai, đối với hình thức hợp đồng ủy quyền trong trường hợp này được quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015.

“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.

Bởi lẽ, hợp đồng chính là một hình thức của giao dịch dân sự (quy định tại điều 116 Bộ luật dân sự). Đồng thời, đối với hợp đồng ủy quyền pháp luật không có quy định về hình thức của nó. Do đó, hợp đồng ủy quyền này có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

>> Bài viết tham khảo thêm:

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Xin giấy phép xây dựng như thế nào trên diện tích đất không có sổ đỏ ?

Thưa Luật sư, Nhà cháu có mua của uỷ ban nhân dân xã một mảnh đất từ năm 1996 hiện nay chưa có bìa đỏ nhưng có làm nhà cấp 4 ở từ hồi đó đến nay và giờ có xây lại nhà và làm 2 tầng thì xã ra không cho làm bác làm ơn tư vấn vê trường hợp của cháu được không ạ?

Cháu cảm ơn ạ.

Xin giấy phép xây dựng như thế nào trên diện tích đất không có sổ đỏ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 89 :

“Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”

Như vậy, về nguyên tắc nếu diện tích đất bạn đang xây dựng không thuộc trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 thì bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng.

Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật xây dựng năm 2014:

“Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bảo đảm an toàn đối vớicông trình liền kề.”

Căn cứ khoản 16 Điều 3 :

“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy để được cấp giấy phép xây dựng thì diện tích đất của bạn cần được , quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Xin giấy phép xây dựng nhà khi sổ đỏ không chính xác?

Kính chào luật sư, xin luật sư tư vấn cho tôi một vấn đề như sau: nhà tôi vẫn đóng thuế nhà đất đầy đủ, chỉ có điều là hồi xưa các cụ trong nhà kê khai chưa rõ ràng diện tích đất sử dụng, hồ sơ cũng như bản vẽ kĩ thuật miếng đất cũng thất lạc. Đã có nhiều lần tôi liên hệ với phường để cấp lại nhưng người ta nói phải có đợt thì mới được cấp.

Nay tôi muốn xin giấy phép xây dựng để cất nhà nhưng không xin được. Vậy tôi phải làm sao? Đất này vẫn đứng tên cha mẹ tôi và cha mẹ tôi hiện giờ vẫn còn sống ?

Rất mong nhận được sư tư vấn của luật sư, xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Q.V

Xin giấy phép xây dựng nhà khi sổ đỏ không chính xác?

:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng xin giấy phép, về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

Về việc mảnh đất của bạn có diện tích đất ghi trên đó không đúng với thực tế, có quy định:

“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.”

Căn cứ điểm d khoản 2 điều 106 nêu trên, khi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng diện tích đất thì sẽ bị Nhà nước thu hồi và cấp đổi sổ đỏ mới cho chủ hộ, không thể áp dụng hình thức đính chính lên sổ đỏ hiện tại.

Mặt khác, cũng quy định:

“Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.”

Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ bắt buộc để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của bạn, nếu không có giấy này thì các cơ quan có thẩm quyền không thể cấp giấy phép xây dựng nhà cho bạn được. Bạn nê đề nghị chính quyền địa phương nhanh chóng giải quyết yêu cầu xin được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng diện tích cho mình để tiến hành xin Giấy phép xây dựng và xây nhà.

Trân trọng./.

6. Xin giấy phép xây dựng như thế nào ?

Chào luật sư! cho cháu hỏi vấn đề này ạ,vợ chồng cháu có mua nhà bao gồm cả đất diện tích 56.7m2.khi mua nhà bên cháu và bên bán có thỏa thuận là bán nhà và có sổ hồng.khi ra công chứng thì sổ hồng chưa có tài sản gắn liền mà thực tế ở đây là chưa có nhà trên đất.vợ chồng cháu vì chưa có kinh nghiệm nên cứ nghĩ có sổ hồng tức là có tài sản gắn liền.

Khi sag sổ xog bọn cháu đi làm sổ hộ khẩu thì người ta yêu cầu đưa nhà vào sổ để chứng nhận có nhà mới làm được hộ khẩu,lúc đó hai vợ chồng mới vỡ lẽ là mình bị người ta lừa và sổ như vậy không hợp lý.chúng cháu có tới nhà để nói chuyện và yêu cầu họ đưa giấy phép xây dựng để chứng minh có nhà trên đất để bọn cháu đi làm đưa nhà vào đất nhưng họ không có vì có thể họ xây mà không xin giấy phép xây dựng. Cho cháu hỏi vấn đề của cháu bây giờ phải giải quyết như thế nào ạ?nhà xây rồi có xin giấy phép xây dựng được không ạ?nếu họ không chịu xin giấy phép xây dựng cho bọn cháu thì cháu có thể kiện không ạ?cháu có giấy viết tay thỏa thuận là mua nhà có chữ kí bên bán ạ.

Xin luật sư trả lời giúp cháu. Cháu cảm ơn nhiều ạ

>>

Trả Lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Xin giấy phép đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Trong trường hợp này bạn vẫn có thể xin giấy phép xây dựng nhưng trước tiên sẽ bị xử phạt hành chính. Như vậy khi đủ điều kiện theo điều 93 thì bạn làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

“Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng

6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.”

Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối vớinhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.”

Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;

c) Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá.

6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình;

b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo.

7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ”

2. Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014 thì nhà ở phải lập văn bản và có công chứng chứng hoặc chứng thực. Do đó ở đây hợp đồng mua bán này chỉ viết tay thỏa thuận vì vậy có thể sẽ vô hiệu do vi phạm về hình thức, và khi hợp đồng vô hiệu thì các bên sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc có thỏa thuận khác. Mặt khác khi mua bán nhà thì bên bán phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin cũng như bên mua phải có nghĩa vụ xem xét tất cả các vấn đề pháp lý liên quan, như vậy ở đây 2 bên đều có lỗi. Do đó khi bạn muốn kiện thì cũng khó mà xử lý do hợp đồng vô hiệu về mặt pháp luật cũng như bạn cũng có lỗi.

>> Xem thêm:

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *