Buôn bán 02 con rắn hổ mang (1,5 đến 2 kg) bị xử phạt thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chị tôi có mua bán 2 con rắn hổ mang (cả hai con nặng khoảng 1. 5kg do mua lại của một người dân khác họ bắt được xong chị tôi đem đi bán) cho tôi hỏi việc chị tôi mua bán như trên có vi phạm pháp luật không. Nếu vi phạm thì bị sẽ bị như thế nào có thể bị phạt tù không và phạt khoảng bao năm.

Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi một vấn đề như sau ạ: Chị tôi có mua bán 2 con rắn hổ mang (cả hai con nặng khoảng 1. 5kg do mua lại của một người dân khác họ bắt được xong chị tôi đem đi bán) cho tôi hỏi việc chị tôi mua bán như trên có vi phạm pháp luật không. Nếu vi phạm thì bị sẽ bị như thế nào có thể bị phạt tù không và phạt khoảng bao năm. Kính mong luật sư hồi âm sớm. Cảm ơn luật sư.

Người gửi : Nhu Nguyen

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH13;

-Bộ luật Hình sự 2015 sđ, bs 2017;

– Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc nhóm IB.

2. :

Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì chị gái bạn có mua 2 con rắn Hổ mang của người dân khác hai con rắn này nặng khoảng 1,5kg và chị bạn mua để đem đi bán. Với hành vi này, hiện nay tất cả các loài động vật hoang dã đều được bảo vệ trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11.

Đặc biệt đối với các loại động vật như hổ, gấu, voi , cu li,…được bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc nhóm IB nhóm các loài động vật nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại) và một số loài như khỉ, cầy (chồn), kỳ đà, kỳ đà vân, kỳ đà hoa, một số loài rắn, rùa,…cũng được bảo vệ trong Nghị định này, thuộc nhóm IIB (nhóm các loài động vật hạn chế khai thác vì mục đích thương mại).

Như vậy, theo danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ) Nhóm II. B, rắn hổ mang thuộc thứ tự số 68 thuộc nhóm II. B là động vật cấp quý hiếm cần được bảo tồn, bảo vệ. Vi phạm đối với các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm tùy theo mức độ, giá trị tang vật sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 300 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỉ đồng đối với tổ chức hoặc xử lý hình sự lên tới 3 năm tù giam.

Cụ thể tại Điều 234 bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

– Phạm tội trong trường hợp động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật có giá trị dưới mức quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được mà còn vi phạm. Đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

– Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

– Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;

– Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông thường hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên;

– Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Tái phạm nguy hiểm. Đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên; Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, trường hợp của chị bạn tùy theo mức độ thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *