Thuế khoán là gì ? Kinh doanh cá thể hoặc buôn bán nhỏ lẻ có phải nộp thuế không ? Thủ tục, cách thức và phương thức kê khai nộp thuế thực hiện như thế nào ? xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể ?
Kính thưa công ty: tôi có mở cửa hàng kinh doanh và có giấy phép của hộ kinh doanh cá thể. Theo tôi được biết ngành nghề kinh doanh của hộ gia đình tôi sẽ nộp thuế là 1,5% trên doanh thu. Nhưng hộ của tôi mới ra hoạt động còn chưa biết lãi lỗ thế nào, thì sao xác định được doanh thu mà nộp thuế. Tôi muốn hỏi nhờ tư vấn về cách xác định doanh thu như thế nào ?
Xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và đưa ra hướng trả lời như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và ngày 12/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế ;
2. Nội dung tư vấn:
Theo khoản 4 điều 6 Thông tư số 92/2015/TT – BTC quy định về xác định doanh thu và mức thuế khoán như sau :
4. Xác định doanh thu và mức thuế khoán
a) Doanh thu tính thuế khoán đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu được ổn định trong một năm.
b) Cá nhân nộp thuế khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Căn cứ hồ sơ khai thuế của cá nhân kinh doanh và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế bao gồm: hệ thống thông tin tích hợp tập trung của ngành thuế; kết quả xác minh, khảo sát; kết quả kiểm tra, thanh tra thuế (nếu có) cơ quan thuế xác định doanh thu khoán và mức thuế khoán dự kiến của cá nhân để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.
c) Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về (ngành nghề, quy mô, địa điểm, …) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi.
Như vậy, hộ kinh doanh của bạn mới ra hoạt động, thì bạn có quyền tự khai và tự xác định doanh thu tính thuế khoán và doanh thu này sẽ được tính ổn định trong năm hoạt động đó, nếu có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh, quy mô, địa điểm,… thì phải khai điều chỉnh để xác định mức doanh thu cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Nếu như, việc khai báo không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có quyền ấn định doanh thu cho hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nguyên tắc khai thuế, hồ sơ và thời gian nộp hồ sơ khai thuế theo khoản 1,2,3 điều 6 Thông tư số 92/2015/TT-BTC dưới đây :
1. Nguyên tắc khai thuế
a) Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế.
b) Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý.
c) Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.
2. Hồ sơ khai thuế
Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 của hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.
Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán cụ thể như sau:
– Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và không phải lập, nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.
– Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng).
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười (10) kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
2. Có phải thu cả thuế khoán cả thuế mặt bằng không ?
Chào Luật sư! Luật sư tư vấn giúp em vấn đề sau: Hôm qua cán bộ thuế đến thông báo thuế năm 2016 thu cả thuế khoán hóa đơn cả thuế mặt bằng là như thế nào ? vậy có phải luật mới không ?
Cảm ơn!
, gọi:
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại thông tư 92/2015/TT-BTC thì đến năm 2016 cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn ngoài thuế khoán còn phải kê khai nộp thuế cho doanh thu trên hóa đơn. Còn về mặt bằng, nếu bạn đi thuê mặt bằng của cá nhân khác thì cá nhân đó phải nộp thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản. Còn nếu mặt bằng thuộc quyền sở hữu của bạn thì bạn không phải nộp thêm thuế cho mặt bằng nữa.
Cụ thể, Điều 6 quy định:
“1. Nguyên tắc khai thuế
a) Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế.
b) Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý.
c) Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.“
>> Tham khảo bài viết liên quan:
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
3. Giải thích cách tính thuế khoán đối với ngành photocopy ?
Thưa luật sư, Xin Quý vị giúp tôi giải thích cách tính thuế khoán đối với ngành photocopy. Tôi là chủ cửa tiệm photocopy, sử dụng 01 máy photocopy và 01 máy,địa chỉ là số 239 đường trung văn – phường trung văn – quận nam từ liêm – tp. Hà Nội.
Năm 2014 tôi phải đóng với mức thuế là 420.00đ (bốn trăm hai mươi nghìn)Hiện nay năm 2015 cửa tiệm của tôi đang phải đóng mức thuế hàng thàng là 588.000đ(Năm trăm tám mươi tám nghìn) tôi thấy mức thuế là cao lên tôi chưa đóng thuế từ tháng 1 năm 2015. tôi xin hỏi cua hàng của tôi đóng mức thuế nào là hợp lý ?
Người hỏi: Vũ Ngọc Đỉnh
Trả lời:
Theo như bạn trình bày, thì căn cứ Khoản 1 Điều 3 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.
Do đó, việc kinh doanh quán photocopy là kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình. Nên khi thực hiện đóng thuế, bạn sẽ đóng theo hình thức thuế khoán. Dưới hình thức này, thì bạn sẽ phải nộp 3 loại thuế như sau:
Thứ nhất, thuế môn bài: theo Điểm 2, Mục I của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về điều chỉnh mức thuế môn bàiCông văn 763/ BTC-TCT ngày 16/01/2009 của Bộ tài chính. Thuế môn bài đối với Hộ kinh doanh sẽ được thu theo mức sau đây:
Bậc thuế môn bài |
Thu nhập 1 tháng |
Mức thuê cả năm |
1 |
Trên 1.500.000 đồng |
1.000.000 đồng |
2 |
Trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng |
750.000 đồng |
3 |
Trên 750.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
500.000 đồng |
4 |
Trên 500.000 đồng đến 750.000 đồng |
300.000 đồng |
5 |
Trên 300.000 đồng đến 500.000 đồng |
100.000 đồng |
6 |
Bằng hoặc thấp hơn 300.000 đồng |
50.000 đồng |
Thứ hai, Thuế giá trị gia tăng: Thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ GTGT trên doanh số áp dụng tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo công văn 763/ BTC-TCT ngày 16/01/2009 của Bộ tài chính. Việc tính thuế sẽ căn cứ vào khu vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, doanh thu.
Công thức tính thuế GTGT:
Thuế khoán thuế GTGT = biểu giá trị gia tăng trên doanh thu của cục thuế ban hành x với doanh thu x với thuế suất thuế GTGT.
Thứ ba, Thuế thu nhập cá nhân: Thuế TNCN được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ ấn định thu nhập chịu thuế trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo quyết định 16334/CT-QĐ ngày 30/12/2008 của Bộ tài chính.
Công thức tính thuế TNCN:
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu do cục thuế ban hành x doanh thu.
Trân trọng cám ơn!
4. Mức thuế khoán, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân áp đối với hộ kinh doanh cá thể?
Thưa luật sư, Tôi xin nêu câu hỏi, mong Quý Anh chị tư vấn giúp: Nhà tôi có 6 Phòng trọ Mỗi phòng 1 Tháng Thu 500.000đ, Hàng tháng tổng thu là 3.000.000đ. Hàng Tháng Tôi Phải trả lãi vay Ngân Hàng xây phòng trọ là: 1.100.000đ/ Tháng. Tôi thuê người quản lý: 400.000đ/Tháng; Sửa chữa điện nước+Công Khoảng 100.000đ/Tháng; Thuế đất: 150.000đ/ Tháng; Khấu Hao Tài sản 10 Năm Mỗi tháng là 850.000đ; So Sánh thu chi: Mỗi tháng lãi: 700.000đ.
Vậy, năm 2013 phải nộp Thuế là 500.000đ như vậy có đúng không? nếu sai thì cách tính thuế đối với hoạt động kinh doanh của tôi như thế nào?
Trân trọng cảm ơn!
Người gửi: Hoàng Cường
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp của chúng tôi. Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau:
Bạn có phòng trọ cho thuê, như vậy đây được coi hoạt đông thương mại cung ứng dịch vụ ( cho thuê phòng ) nhằm mục đích sinh lợi theo khoản 1 Điều 3 . Đối với những người có hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên thì phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, trừ khi bạn thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. Bạn không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh và thuộc diện hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại Điều 49 .
Điều 49. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.
Do đó bạn có nghĩa vụ phải nộp thuế và được áp dụng theo đối tượng nộp thuế là hộ kinh doanh cá thể.
1. Thuế môn bài
Theo thông tư 92/2002/TT-BTC, hộ kinh doanh cá thể sẽ phải nộp 6 mức sau:
Bậc thuế | thu nhập 1 tháng | Mức thuế cả năm |
1 | Trên 1.500.000 | 1.000.000 |
2 | Trên 1.000.000 đến 1.500.000 | 750.000 |
3 | Trên 750.000 đến 1.000.000 | 500.000 |
4 | Trên 500.000 đến 750.000 | 300.000 |
5 | Trên 300.000 đến 500.000 | 100.000 |
6 | Bằng hoặc thấp hơn 300.000 | 50.000 |
Vậy mức thuế môn bài mà bạn phải nộp sẽ là 1.000.000 đồng
2.Thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Trong đó:
+ Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
– Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
– Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.
+Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Đối với trường hợp của bạn, doanh thu của bạn mỗi tháng là 3.000.000 vậy bạn sẽ không phải đóng thuế này.
3. Thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ GTGT trên doanh số áp dụng tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo công văn 763/ BTC-TCT ngày 16/01/2009 của Bộ tài chính. Việc tính thuế sẽ căn cứ vào khu vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, doanh thu.
Công thức tính thuế GTGT:
Thuế khoán thuế GTGT = biểu giá trị gia tăng trên doanh thu của cục thuế ban hành x với doanh thu x với thuế suất thuế GTGT.
Hoạt động kinh doanh của bạn thuộc nhóm ngành nghề b.1.VI, tỷ lệ giá trị gia tăng tương ứng với từng khu vực I, II, III, IV, V sẽ là 30-35, 27-32, 20-25, 15-20, 25-30 (%)
>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: ;
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật Minh KHuê