Cách tính lương khi làm thêm vào các ngày nghỉ lễ tết, nghỉ hàng tuần theo quy định của pháp luật

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép xin gửi tới quý khách hàng nội dung tư vấn về cách tính lương cho người lao động làm thêm giờ vào ban đêm, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ tết theo quy định của Bộ luật lao động 2012 để quý khách hàng tham khảo.

Mục lục bài viết

Căn cứ quy định về các tính tiền lương làm thêm giờ như sau:

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

– Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

– Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Cụ thể:

1. Tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường

Vào ngày thường, người lao động làm thêm giờ được người sử dụng lao động chi trả ít nhất bằng 150% dựa trên đơn giá tiền lương của giờ làm việc bình thường;

Người lao động làm việc vào ban đêm (từ 22h đến 6h sáng hôm sau) được hưởng thêm 30% lương so với lương làm việc vào ban ngày

Làm thêm giờ vào ban đêm ngoài việc được hưởng thêm 30% lương theo quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm còn được chi trả thêm 20% tiền lương làm việc theo đơn giá tiền lương của giờ làm việc bình thường vào ban ngày.

Vậy, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày làm việc bình thường sẽ được hưởng 200% lương.

2. Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần

Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được hưởng 200% lương dựa trên đơn giá tiền lương của giờ làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm vào ban đêm của ngày nghỉ hàng tuần được hưởng 250% lương theo cách tính nêu trên.

Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần và bố trí thời gian nghỉ bù vào một ngày khác trong tuần thì ngày nghỉ hàng tuần mà người lao động được huy động làm việc được tính bằng 100% lương.

3. Tính lương khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết

Ngày nghỉ lễ tết bao gồm những ngày theo quy định của pháp luật như sau:

-Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

-Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

-Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

– Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

– Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Người lao động được hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ tết.

Người lao động làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết được hưởng thêm 300% lương.

Trường hợp người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù của ngày nghỉ lễ tết do ngày nghỉ lễ tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được hưởng mức lương như làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.

4. Người sử dụng lao động không trả đủ lương làm thêm giờ

Hiện nay theo quy định của BLLĐ 2012 thì việc trả lương được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 96 Bộ luật lao động:

– Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

– Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Hành vi trả lương không đúng hạn hoặc không đầy đủ này sẽ bị xử phạt theo khoản 3 điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP tùy vào số người lao động bị chậm trả, trả thiêú hoặc không trả như sau:

– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

– Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Vì vậy trong trường hợp trên người lao động có thể khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở để làm thủ tục thương lượng, hòa giải giữa hai bên hoặc có lên Thanh tra lao động thuộc sở lao động thương binh xã hội để được giải quyết. Bên cạnh đó người lao động cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đòi quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi để quý khách hàng tham khảo, hy vọng tư vấn này sẽ giúp đỡ được quý khách hàng về phương diện pháp lý.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./

Chuyên viên Hoàng Thị Vân Anh – Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *