Cách giải quyết khi người cho vay nặng lãi đe dọa để đòi nợ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Việc vay nặng lãi của các tổ chức tín dụng đen vì bất kỳ mục đích gì nếu không trả được đúng hạn thường sẽ bị đe dọa để đòi nợ, việc đe dọa này có thể diễn ra cả với người thân (thường là cha mẹ con nợ). Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về vấn đề này:

Mục lục bài viết

1. Cách giải quyết khi người cho vay nặng lãi đe dọa để đòi nợ ?

Chào Luật sư, Cách đây vài tháng mẹ em có vay 200 triệu đồng của một chú người quen và có trả lãi định kì cho khoản vay đó. Nhưng 2 tháng trước do không có khả năng chi trả nên mẹ em đã hẹn chú đó cho thêm chút thời gian để có thể bán nhà trả nợ.

Nay nhà em đã bán (hiện chưa đến thời gian giao hẹn nên người mua nhà chưa trả tiền cho gia đình em) nhưng chú ấy gọi điện đòi nợ. Số nợ sau 2 tháng đã lên đến 500 triệu. Vì chú tính lãi quá cao nên hiện tại nhà em không có khả năng chi trả, mẹ em đã xin trả tiền gốc là 200 triệu đồng nhưng chú đó nhất quyết không đồng ý. Chú đó nhắn tin, gọi điện, đe doạ chửi bới và cho người đến nhà em. Khiến cho mẹ em lo sợ không dám ra đường. Hiện tại em và gia đình không biết nên làm thế nào ?

Mong Luật sư tư vấn giúp em !

Cách giải quyết khi người cho vay nặng lãi đe dọa để đòi nợ ?

Luật sư tư vấn quy định về và hành vi đe dọa người khác, gọi:

Luật sư tư vấn :

Theo quy định của Điều 463 thì hợp đồng vay tài sản được xác định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy mẹ bạn có vay 200 triệu đồng của một chú người quen được xác định là có giao kết hợp đồng vay tài sản.

Về phần tính lãi suất mà mẹ bạn phải trả cho người chú kia số tiền gốc là 200 triệu, sau 2 tháng số tiền đã lên 500 triệu. Như vậy đã vi phạm quy định về lãi suất được quy định tại Điều 468 :

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Bên cạnh đó tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi cho vay nặng lãi và hậu quả của hành vi cho vay nặng lãi thì người người vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật, có thể là xử lý hành chính hoặc hình sự được quy định tại Điều 201 quy định:

Điều 201. Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy theo Điều 117 quy định các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng của mẹ bạn và người chú đó đã bị vô hiệu. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng vô hiệu không phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Vì vậy, các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch vô hiệu đó. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ giao dịch là sự thỏa thuận, hợp tác giữa các bên tham gia giao kết, vì vậy, pháp luật luôn khuyến khích các bên đàm phán, thỏa thuận giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp pháp sinh trong quá trình hợp tác, bao gồm cả việc thỏa thuận, đàm phán phương án khắc phục giao dịch vô hiệu, giải quyết hậu quả giao dịch vô hiệu, trước khi đưa tới tòa án để giải quyết.

2. Ép buộc con nợ đưa tiền bằng cách đe dọa thì có vi phạm luật thình sự không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Ông L vay tiền của Bà H, do đòi nhiều lần không trả nên bà H cùng các con kéo đến nhà đe dọa và lấy đi của Ông L nhiều tài sản giá trí. Sau đó Ông L kiện ra Công an thì bà H phải chịu trách nhiệm gì ?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, trong vụ việc này việc Ông L nợ tiền bà H là quan hệ dân sự nên Bà H cần khởi kiện ra tòa án để đòi nợ một cách hợp pháp theo đúng thủ tục và quy trình tố tụng tại tòa án.

Thứ hai, việc bà H cùng người thân có hành vi đe dọa và lấy đi nhiều tài sản của Ông L có dấu hiệu của tội cướp tài sản theo quy định tại điều 168 :

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thứ ba, quan hệ giữa ông L và bà H sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, ông L có nghĩa vụ trả đầy đủ tiền nợ gốc và tiền lãi theo thỏa thuận cho bà H. Nếu hai bên không có thỏa thuận cụ thể, nghĩa vụ của ông L được quy định Điều 466 như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Không trả nợ và nhắn tin xử lý như thế nào ?

Tôi xin hỏi Văn phòng luật sư một vấn đề như sau: tôi làm nghề quảng cáo, đầu năm vừa rồi tôi có làm cho một đối tác cùng nghề 2 công trình, tổng giá trị là 13.400.000vnd bên đối tác đã tạm ứng 8.000.000vnd còn lại 5.400.000 nữa. Vì chỗ quen biết tôi đã không viết hoá đơn chứng từ để làm bằng chứng mà chỉ làm việc qua miệng.

Vậy mà từ đầu năm đến giờ, bên đối tác hẹn đi hẹn lại vẫn không trả được cho tôi . Thời gian gần đây vẫn hẹn tiếp tôi đã cho thời gian là 15 ngày. Đến hết thời gian 15 ngày lại hẹn tôi 2 ngày nữa, tôi vẫn đồng ý. Sau 2 ngày, vẫn một câu không có. Xét thấy đối tác không có khả năng trả tiền, tôi đã đến nhà , nhưng người ta lại trốn, chỉ có mẹ đối tác ở nhà cùng với 2 người khách ( lúc đó tôi ko biết 2 người khách đó là bố và chú vợ) thấy tôi ngồi đợi lâu, mẹ đối tác cũng có hỏi tôi lý do đến đây gặp con cô có việc gì? Vạn bất đắc dĩ tôi cũng nói qua tình hình như vậy, rồi cô bảo về đi, cô có trách nhiệm. Nào ngờ suốt đêm đó,bạn đối tác vì mất sĩ diện với bố và chú vợ cũng như với mẹ đẻ, đã gọi điện và nhắn tin cho tôi với nội dung đe doạ và giết tôi (bằng chứng tin nhắn tôi vẫn còn lưu lại ) xét thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng, sống trong cảm giác hoang mang lúc nào cũng sợ hãi, tôi viết thư này mong Văn phòng luật sư tư vấn giúp cũng như tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> , gọi:

Trả lời

Theo quy định tại điều 133, :

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Theo thông tin bạn cung cấp thì đối tác của bạn đã có hành vi gọi điện nhắn tin, đe dọa giết bạn, bạn cũng đã lưu lại những bằng chứng này, như vậy hành vi của đối tác của bạn đã đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại điều 133, . Trong trường hợp này, bạn nên trao đổi lại với đối tác về việc mình không cố ý bôi nhọ uy tín của đối tác và vẫn muốn đối tác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ dân sự với mình, cũng phổ biến cho đối tác về quy định pháp luật này, nếu đối tác không hợp tác thì bạn có thể đến báo với cơ quan có thẩm quyền ( Phòng Công an) để đối tác của bạn chịu trách nhiệm thích đáng về những hành vi của mình.

Về trách nhiệm trả nợ, nếu như đối tác không thực hiện trách nhiệm với bạn, bạn có thể khởi kiện lên Tòa án để xác định trách nhiệm của đối tác và có biện pháp cưỡng chế thích đáng để bên đối tác thực hiện nghĩa vụ

Điều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn khởi kiện hành vi chậm trả nợ của người này đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người này cư trú để bảo vệ quyền lợi cho mình.

4. Bị bên công ty tài chính F đe dọa vì không trả nợ thì xử lý thế nào ?

Xin chào văn phòng luật sư, cách đây 8 tháng em gái tôi có vay của công ty tài chính F một số tiền,số tiền đóng lãi hàng tháng là 1.980.000 đồng. Nay em tôi chậm trả lãi hai tháng, em tôi xin nộp lãi chậm và nộp mỗi tháng 1 triệu nhưng bên công ty tài chính không đồng ý và đã bán hồ sơ của em tôi cho bên đòi nợ thuê. Họ suốt ngày gọi điện và nhắn tin đe dọa sẽ không để yên cho gia đình tôi. Xin luật sư tư vấn tôi nên làm như thế nào ?

Cảm ơn!

Người gửi : Hoàng Văn Sơn

Bị bên công ty tài chính FE credit đe dọa vì không trả nợ thì xử lý thế nào ?

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

Những người có hành vi đe dọa đối với em bạn, bạn cũng chưa nêu rõ rằng mình đã biết thông tin cụ thể của họ về tên, tuổi địa chỉ thế nào hay chỉ biết qua số điện thoại thôi và họ có hành vi đe dọa sẽ cụ thể ra sao. Thì thông qua các quy định trong trường hợp liên quan đến việc đe dọa bạn có thể xác định rõ hơn trường hợp của em bạn và cùng chúng tôi tìm ra cách giải quyết:

– Nếu em bạn vẫn còn lưu giữ các thông tin tin nhắn hoặc có ghi âm cuộc gọi với người có hành vi đe dọa đối với em bạn và xác định được nhân thân về tên tuổi địa chỉ của chủ số điện thoại thì bạn có thể trình báo ra cơ quan công an.

– Hồ sơ bao gồm:

+

+ Các chứng cứ kèm theo xác minh chính xác là có hành vi đó xảy ra

– Nếu có đủ các dấu hiệu cấu thành các hành vi sau thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo các căn cứ mà bạn có và cơ quan công an thu giữ, truy tìm được.

+ Nếu có hành vi sau thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 66 :

Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Truy nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng;
b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
d) Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
đ) Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác (xem thêm:
);
h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm;
i) Ngăn chặn trái phép việc truyền tải, truy nhập, tìm kiếm dữ liệu, thông tin hợp pháp trên môi trường mạng;
k) Không khôi phục thông tin hoặc khả năng truy nhập đến nguồn thông tin hợp pháp khi được chủ sở hữu thông tin đó yêu cầu;
l) Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Nếu họ có cả hành vi về mặt thực tế mà không qua việc sử dụng điện thoại hoặc phương tiện công nghệ mà có hành vi đe dọa thực tế xúc phạm em bạn và có người làm chứng hoặc bị công an xã, phương lập biên bản thì bị xử phạt vi phạm vi hành chính theo Điều 5

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

– Nếu họ có hành vi đe dọa giết người đối với em bạn dẫn đến việc em bạn lo lắng, lo sợ rằng em bạn sẽ bị giết, và có các biểu hiện tiêu cực về mặt sức khỏe, tinh thần thì bên người có hành vi sẽ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm nếu bên bạn có đủ căn cứ chứng minh cho việc đó và bên công an sẽ vẫn hỗ trợ và có trách nhiệm trong quá trình điều tra, thu thập thông tin theo khoản 1 Điều 33 BLHS năm 2017

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Giải pháp tốt nhất đối với em bạn là em bạn nên trình báo cơ quan công an nếu việc làm phiền xảy ra thường xuyên và liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bạn, còn về phía ngân hàng thì mình chưa có điều kiện thì mỗi tháng em bạn có tiền vẫn nên trả cho bên ngân hàng dù họ không đồng ý, thì trách nhiệm và nghĩa vụ của mình vẫn phải trả nợ.

5. Hành vi đe dọa giết người bị xử lý như thế nào theo luật ?

Thưa Luật sư! Em xin hỏi vấn đề sau: Em có một người anh họ, đang thất nghiệp, người này và gia đình em chưa có bất cứ một mâu thuẫn nào. Trong thời gian thất nghiệp, người anh họ này đã ra ở nhờ gia đình em. Lúc này, nhà em đang sửa chữa làm gác, anh ta không ở nhà thường xuyên nhưng nếu ở nhà cũng sẽ giúp một vài việc lặt vặt. Thời gian này không có gì xảy ra, anh ta và em thường đi uống cà phê rất vui vẻ. Tối hôm đó, em có việc phải đi Sài Gòn và em nghĩ anh ta cũng đi chơi với bạn, nhưng anh ta không đi chơi mà ở lại nhà và nói một số lời không hay với mẹ em. Gia đình em chỉ có hai mẹ con nhưng giờ đã không thể sống được cùng nhau nữa do những lời nói anh ta đã nói với mẹ em: Con L nó đối xử với cha mẹ con, với con làm sao thì nó sẽ biết, từ nay mà thấy nó về tới nhà ở dưới đó là tôi chém.

Em không biết nguyên nhân tại sao anh ta lại đe dọa em như vậy dù trước đó mối quan hệ giữa em và anh ta vẫn rất tốt đẹp. Sau khi hỏi thì em biết được rằng anh ta đã hiểu lầm, cho rằng em đem người xuống dưới nhà anh ta để xử anh ta. Mọi người gọi điện báo cho em không nên về nhưng em không nghe máy do đang đi đường. Khi em về tới nơi thì anh ta đánh đập em dù em chỉ về một mình không mang ai về xử anh ta như anh ta nói. Anh ta đã kề dao vào cổ em và chém vào đầu xe em. Em đành ra về. Xin luật sư tư vấn giúp em, với những hành vi kể trên anh ta có thể bị xử phạt gì không?

Trân trọng cảm ơn!

Hành vi đe dọa giết người ?

Luật sư tư vấn:

Theo những gì bạn mô tả, anh họ bạn có hành vi đe dọa giết bạn và có hành động cụ thể đó là kề dao vào cổ và chém vào đầu xe của bạn, làm bạn có căn cứ tin rằng anh ta sẽ thực hiện hành vi xâm hại đến tính mạng của bạn theo Điều 133, quy định về tội đe dọa giết người.

Để bảo vệ an toàn cho bản thân, bạn nên trình báo với cơ quan công an về hành vi nêu trên của anh bạn, cung cấp cho cơ quan công an những chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của anh bạn ( như thông tin những người chứng kiến hành vi đó, tin nhắn, ghi âm những nội dung đe dọa của anh bạn…)

>> Xem thêm nội dung:

6. Xác định lỗi trong hành vi đe dọa giết người ?

Thưa luật sư, tôi có vụ việc muốn hỏi luật sư như sau: anh A vì giận anh B đã có lời nói xúc phạm đến bố mình nên sau khi uống rượu say đã đến nhà anh B để tìm B hỏi cho ra nhẽ. Tại nhà anh B, anh gặp bố mẹ của B rồi có rút trong người ra 1 khẩu súng bật lửa và dọa nếu 2 bác không nói anh B ra gặp cháu thì cháu sẽ bắn rồi sau đó bỏ về. Ở đây có 4 vấn đề là: anh a có rút súng để dọa bố mẹ anh B súng anh A sử dụng là súng bật lữa, kiểu giống súng thật. Việc anh A dọa bố mẹ B nhưng không làm bố mẹ B lo sợ, mục đích chính của A chỉ là để nói chuyện phải trái với B. Xin hỏi luật sư là với hành vi như vậy thì có kết tội A theo điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 được không? Nếu không kết tội Điều 133 thì áp dụng điều luật gì để xử phạt vi phạm hành chính?

Rất mong luật sư giúp đở. Cảm ơn luật sư!

>>

Luật sư tư vấn:

Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 quy đinh về tội đe dọa giết người

Theo đó, mặt khách quan trong cấu thành tội phạm này được hiểu như sau:

Hành vi đe doạ của người phạm tội phải làm cho người bị đe doạ thực sự tin rằng mình sẽ bị giết, tức là có căn cứ để xác định hành vi đe dọa đó sẽ được thực hiện; căn cứ này phát sinh từ phía người bị đe doạ không phải là căn cứ khách quan, đây là dấu hiệu đặc trưng của tội này, song lại là dấu hiệu khó xác định.

Nếu người phạm tội sau lời đe doạ lại thực hiện một số hành vi như tìm kiếm phương tiện giết người hoặc chuẩn bị phương tiện giết người thì phải xác định những hành động đó chỉ nhằm làm cho người bị đe doạ tưởng bị giết thật chứ không nhằm tước đoạt tính mạng người bị đe doạ. Chính vì mục đích đó, nên hành vi có vẻ chuẩn bị này, người phạm tội cố ý để cho người bị đe doạ nhìn thấy hoặc người khác nhìn thấy mà người phạm tội biết rằng người này sẽ nói lại cho người bị đe doạ biết, còn hành vi chuẩn bị nhằm tước đoạt tính mạng của người khác, người phạm tội phải thực hiện một cách lén lút không cho ai biết, vì nếu để lộ sẽ không thực hiện được ý định giết người. Đây cũng là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa với tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị.

Nếu người phạm tội có hành vi đe doạ, nhưng hành vi đó chỉ là phương pháp để thực hiện một tội phạm khác, nhằm mục đích khác thì không phải là phạm tội đe doạ giết người.

Như vậy, hành vi này của A chưa cấu thành tội đe dọa giết người theo quy định tại điều 133

Hành vi của A có thể bị xử lý hành chính theo quy định sau:

Danh mục các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm theo Quyết định 464/BNV gồm:

a. Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn:

– Súng nén hơi, nén lò xo bắn đạn nhựa hoặc đạn các loại.

– Súng bắn phun nước, bắn phát quang hoặc bắn gây nổ.

b. Các loại bật lửa có hình dáng quả lựu đạn hoặc hình dáng súng ngắn.

c. Các loại kiếm, mác, lưỡi lê, dao găm, cung, nỏ làm bằng gỗ, tre, nhựa, giấy nén.

Nghị định có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm mà không có quy định xử phạt đối với hành vi này của A.

>> Bài viết tham khảo thêm:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *