Các yếu tố của hợp đồng lao động giúp việc gia đình (chủ thể, nội dung, hình thức) mới nhất

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong thực tế, mối quan hệ giữa người giúp việc và người sử dụng lao động tồn tại từ lâu. Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực đã khẳng định rằng người giúp việc gia đình là người lao động, người thuê họ là người sử dụng lao động, cả hai chủ thể này có vị trí ngang hàng nhau trong quan hệ lao động như bất cứ nghề nào khác, các quy định pháp luật về hợp đồng lao động dành cho lao động giúp việc gia đình đã tương đối đầy đủ, rõ ràng, mang tính thống nhất cao.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

2.1. Chủ thể của Hợp đồng lao động giúp việc gia đình.

– Chủ thể ký kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ) bên phía người sử dụng lao động (NSDLĐ):

Điều 3 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành nghị định số 27/2014/nđ-cp của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về lao động là người giúp việc gia đình quy định về người ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động:

1. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động được quy định như sau:

a) Chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật;

b) Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản;

c) Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc được các thành viên của các hộ gia đình cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản. Văn bản ủyquyền theo phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Chủ hộ và người được ủy quyền ký hợp đồng lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động không được tiếp tục ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng lao động.

-Chủ thể ký kết HĐLĐ bên phía người lao động:  

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. Người đại diện theo pháp luật của người lao động là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp của người lao động.

Văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động theo phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Người lao động là giúp việc gia đình phải tự mình thực hiện việc kí kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ thì:

+ Người sử dụng lao động đọc đầy đủ, rõ ràng toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động.

+ Người lao động thực hiện ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động bằng hình thức điểm chỉ.

+ Trường hợp có người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình làm chứng thì trong hợp đồng lao động phải ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, hộ khẩu.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.

2.2. Hình thức của Hợp đồng lao động giúp việc gia đình.

Điều 180 – BLLĐ năm 2012 quy định:

1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.

2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.

3. Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở .

Việc quy định hình thức HĐLĐ với người giúp việc gia đình (GVGĐ) phải bằng văn bản là cần thiết, nhằm cụ thể hóa thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên, là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp.

Quan hệ lao động GVGĐ phát sinh dựa trên hình thức pháp lý là HĐLĐ. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động. Nguyên tắc khi giao kết HĐLĐ GVGĐ cũng giống như nguyên tắc chung là tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Các bên được tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Điều 7 công ước 189 của ILO quy định yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo rằng lao động GVGĐ phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể.

2.3. Nội dung của Hợp đồng lao động giúp việc gia đình.

Điều 7 nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định:

Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Các nội dung theo quy định tại khoản 1 điều 23 BLLĐ

2. Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có);

3. Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn;

4. Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có);

5. Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động;

6. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên. 

Ngoài ra còn có các điều khoản thỏa thuận do các bên thương lượng xác lập trên cơ sở tự do, tự nguyện, không trái pháp luật và vi phạm điều cấm.

Khi thuê người giúp việc, giữa NSDLĐ và NLĐ phải ký kết hợp đồng. Nội dung hợp đồng nêu rõ thỏa thuận về tiền lương, điều kiện ăn ở của người giúp việc. Trong đó, tiền lương bao gồm chi phí ăn ở của người giúp việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức tối thiểu vùng. Người giúp việc được trả tiền lương làm thêm giờ nếu làm ngoài thời gian quy định ghi trong hợp đồng hay vào dịp lễ, tết. Họ được nghỉ ngơi ít nhất 8 giờ/ngày, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục. Số ngày nghỉ bình quân tối thiểu là 4 ngày/tháng.

Đặc biệt, người giúp việc sẽ được NSDLĐ chi trả tiền để trực tiếp mua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Các nội dung cụ thể phải có trong HĐLĐ được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH gồm:

1) Thông tin cá nhân của các bên ký HĐLĐ;

2) Công việc và địa điểm làm việc;

3) Thời hạn của HĐLĐ;

4) Tiền lương;

5) Tiền thưởng (nếu có);

6) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

7) Trang bị bảo hộ lao động;

8) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

9) Ăn và chỗ ở của NLĐ;

10) Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt HĐLĐ đúng thời hạn;

11) Hỗ trợ học nghề, học văn hóa (nếu có);

12) Trách nhiệm bồi thường của NLĐ;

13) Những hành vi nghiêm cấm.

Hành vi nghiêm cấm đối với NSDLĐ và các thành viên trong hộ gia dình như: ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; phạt tiền, cắt lương NLĐ; giao việc cho NLĐ không theo HĐLĐ; giữ bản chính giấy tờ tùy thân của NLĐ; tiết lộ thông tin cá nhân ảnh hưởng xấu đến NLĐ; tự ý lục soát, sử dụng đồ dùng cá nhân của NLĐ và các hành vi khác do hai bên thỏa thuận. Hành vi nghiêm cấm đối với NLĐ như: trộm cắp; đánh bạc; cố ý gây thương tích cho thành viên hộ gia đình hoặc NLĐ khác làm cùng; sử dụng các chất gây nghiện; mại dâm; ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục các thành viên trong hộ và người nhà các thành viên trong hộ; tự ý đưa khách, bạn bè, người nhà vào nhà hoặc nghỉ lại nhà của NSDLĐ; tự ý lục soát, sử dụng đồ dùng của các thành viên trong hộ; tiết lộ thông tin cá nhân các thành viên trong hộ hoặc của hộ gia đình và các hành vi khác do hai bên thỏa thuận.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *