Các vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ. Mức xử phạt như thế nào. Thủ tục xử phạt. Các vấn đề pháp lý liên quan.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý

2. Luật sư tư vấn

Hôm 18/4 tôi có vi phạm luật an toàn giao thông k đội mũ,tôi đã đã khai vào biên bản là học bổ túc,nhưng giờ tôi đã nghỉ học lâu rồi,và đến trường xin giấy xác nhận nghỉ học nhưng trường học không xác nhận,bên công an giao thông họ hẹn tôi 1 tuần sau quay lại,liệu tôi có được nhận lại xe k ạ ?

Căn cứ quy định tại nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:

” Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đế người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 điều 125 của Luật : 

d) Điểm d, điểm đ, khoản 4; khoản 5, điều 8 […]”

Căn cứ quy định tại khoản 2, điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau: 

” 2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ”. 

Trường hợp của bạn là , theo quy định tại điểm d, khoản 4, điều 8, nghị định 46 thì bị tạm giữ phương tiện xe. Sau 07 ngày thì bạn có thể lên nộp phạt vi phạm và sẽ được nhận lại xe của mình. 

Kính gửi ! Tôi xin quý công ty tư vấn giúp tôi trường hợp sau: tôi mua bảo hiểm TNDS ô tô, nhưng lái xe điều khiển ô tô của tôi có điều khiển xe và sử dụng rượu có 0,127 mg/1, tông vào một người đi bộ qua đường không quan sát cũng sử dụng rượu bia (trong hồ sơ công an). Có gọi là lỗi hỗn hợp không, khi đến công ty bảo hiểm thì nói là lỗi hoàn toàn do người đi bộ nên bồi thường có 35 triệu. Nếu gọi là lỗi hỗn hợp thì phải bồi thường 70triệu mới đúng. Mong công ty tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!

Theo thông tin bạn đưa ra thì cả hai bên đều có sử dụng rượu và có nồng độ cồn, tuy nhiên để có thể xác định được là lỗi của cả hai bên hay lỗi của một bên thì bạn phải có căn cứ chứng minh rằng lỗi xảy ra tai nạn là lỗi hỗn hợp. Các giấy tờ chứng minh như là kết quả điều tra của cơ quan công an.. Nếu như bên công ty bảo hiểm bồi thường không đúng với mức thiệt hại và lỗi xảy ra thì bạn có thể lên Giám đốc công ty yêu cầu giải quyết. 

Em bị phạt hành chính vi pham nồng độ cồn dưới 0.4mml,đã đóng phạt đầy đủ nhưng vẫn bị giữ bằng lái xe,nhưng do sơ ý em đã mất giấy quyết định xử phạt hành chính nên em kg có cách nào nhận lại bằng lái nếu không có giấy quyết định đó.Vậy cho e hỏi làm sao để có thể nhận lại bằng lái xe được ạ,cần làm những loại giấy tờ gì ? em cảm ơn rất nhiều!!!!!

Căn cứ khoản 3 điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, theo đó:

“Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó”.

Như vậy, việc bạn làm mất biên lai nộp phạt sẽ không ảnh hưởng gì đến việc lấy giấy phép lái xe. Bởi khi bạn vi phạm, cơ quan xử phạt đã lập thành 2 biên bản, giao cho bạn 1 biên bản, còn bên cơ quan xử phạt sẽ giữ 1 biên bản nên khi hết thời hạn treo bằng 1 tháng thì bạn vẫn lấy lại bằng lái xe của mình bình thường.

Sau khi liên hoan và uống rượu say thì anh trai tôi có điều khiển xe máy về nhà mà quên không không đội mũ bảo hiểm. Đến ngã tư, anh bị Cảnh sát giao thông giữ lại để kiểm tra giấy tờ và nồng độ cồn. Anh tôi bị Công an ghi hai biên bản hành chính: 1, Lỗi tham gia giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Bị phạt 270.000 đồng 2, Lỗi có nồng độ cồn trong hơi thở quá mức quy định. Bị phạt 2.500.000 đồng Tổng phải nộp 2.700.000 Xin hỏi anh trai tôi bị xử phạt như vậy có đúng với quy định xử phạt của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ không?

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP hết hiệu lực ngày 01/08/2016 đã hết hiệu lực. Căn cứ quy định tại nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/08/2016 thì: 

– Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt từ 100.000 đến 200.000 quy định tại khoản 3, điều 6, Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi pham quy tắc giao thông đường bộ. 

– Mức phạt về sử dụng rượu bia còn phụ thuộc vào nồng độ cồn mà người điều khiển sử dụng. Bạn có thể tham khảo nồng độ quy định tại các khoản 6, 8, 9 điều 5; khoản 6 điều 6; khoản 4 điều 7 nghị định 46/2016/NĐ-CP

Cho e hỏi là e mượn xe máy đi, trở 3 người, cả 3 ko đội mũ bảo hiểm, ko giấy tờ xe, không bằng lái. Như vậy mức xử phạt của e là bao nhiêu tiền ạ ?

Căn cứ quy định tại khoản 3, điều 6 nghị định 46/2016/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với ngườiđiều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm là 100.000 đến 200.000. 

Căn cứ quy định tại khoản 3, điều 17, Nghị định 46 thì: phạt tiền tư 300.000 đồng đến 400.000 đồng với hành vi điều khiển xe không có giấy đăng ký xe. 

Căn cứ quy định tại khoản 8, 9 Điều 7 nghị định 46 như sau:

” 8. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c, Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 6; Điểm c Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; […]” 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *