Bồi thường thiệt hại khi cây đổ gây chìm ghe ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tôi xin hỏi vấn đề sau: Vào một ngày trời gió mạnh làm 1 cái cây của tôi ngã xuống sông, Sau khi cây ngã, tôi đã chặt tất cả nhánh, còn phần thân cây không đem lên bờ được nên còn để đó và có gắn biển báo hiệu. một thời gian sau 01 chiếc ghe 20 tấn chở lúa đụng phải bị chìm. Thời gian gây tai nạn là vào khoãng 3 tuần sau khi cây ngã, Gây thiệt hại tài sản khoảng 30 triệu đồng. Ghe chở lúa trọng tải 20 tấn và đang chở lúa 19 tấn.

Thiệt hại gồm: tiền sửa ghe 4 triệu, tiền sấy lúa và giá lúa bị giảm sau khi sấy lại, tiền thuê nhân công.  Vậy xin hỏi tôi phải bồi thường không? Nếu bồi thường thì tôi phải bồi thường bao nhiêu phần trăm thiệt hại? Hiện tại bên giao thông và bên chủ ghe đang yêu cầu bồi thường 50% thiệt hại, nhưng vì sự việc không phải do tôi cố ý gây ra nếu bồi thường bao nhiêu đó thì tôi cảm thấy quá nhiều ?

 Xin chân thành cám ơn!

>>   

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp của công ty, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 (văn bản mới: )

2. Nội dung trả lời:

Theo quy định tại Điều 609 Bộ Luật Dân sự, về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

Phải có thiệt hại xảy ra.

Phải có hành vi trái pháp luật.

Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.

Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, đã có thiệt hại thực tế xảy ra, việc bạn không trục vớt cái cây sau 3 tuần ngã xuống lòng sông gây cản trở giao thông đướng thủy là hành vi vi phạm pháp luật nhưng bạn cũng đã gắn biển báo hiệu cảnh báo các phương tiện khác nên không thể coi hành vi của bạn là có lỗi có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại xảy ra. Theo đó, không thỏa mãn cả 4 yếu tố để xác định một người có phải bồi thường thiệt hại. Việc cơ quan giao thông và người chủ chiếc ghe yêu cầu bạn bồi thường 50% thiệt hại là không có căn cứ.

Việc bồi thường thiệt hại :

Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 610 Bộ Luật Dân sự. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:

a) Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của Bộ Luật Dân sự quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.

b) Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.

c) Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:

Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

d) Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…

Như vậy để xác định mức bồi thường thì còn cần căn cứ vào mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Tòa án sẽ căn cứ vào điều này để quyết định mức bồi thường.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận  0899456055 hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn Luật Dân sự – Công ty luật MInh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *