Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư tôi có 1 vấn đề cần tư vấn như sau: Tôi làm cho 1 Công ty ký hợp đồng chính thức từ 2/5/2018 (loại hợp đồng không xác định thời hạn) và đến ngày 31/10/2018 giám đốc tổ chức cuộc họp nội bộ giữa các nhân viên và phó giám đốc, cho tôi nghỉ việc và trợ cấp 2 tháng lương (có ghi biên bản cuộc họp và các nhân viên cùng GĐ PGĐ ký tên vào biên bản đầy đủ), và lý do cho nghỉ như sau:

Trong cty có 1 chị kế toán trưởng được Giám đốc cho giả mạo chữ ký để rút tiền ngân hàng, và chính tôi cũng có 1 vài lần giả mạo chữ ký để ký hồ sơ công trình xây dựng khi sếp đi vắng. Vào khoảng tháng 6/2018 sếp có nhận được 1 công trình thiết kế bản vẽ xin phép gia đình và sếp đã nói với tôi rằng sếp cho tôi nhận vẽ công trình đó và tiền tôi cũng được lấy trọn với giá là 3 triệu đồng, với điều kiện tôi làm Hợp đồng xuất hóa đơn trả tiền thuế lại cho công ty. Khi tôi thiết kế xong tôi tự ý ký vào hồ sơ mà chưa hỏi qua ý kiến sếp. Và đó là lý do sếp đuổi tôi, nhưng trong cuộc họp sếp có nói những lời nói xúc phạm đến lòng tự trọng của tôi.

Xin hỏi luật sư trường hợp của tôi có được hưởng 2 tháng trợ cấp thôi việc không? Công ty làm vậy có vi phạm không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

>> chế độ hưởng trợ cấp thôi việc, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Điều kiện để xử lý kỷ luật sa thải người lao động:

Trong trường hợp này bạn đã có hành vi giả mạo chữ ký đối với công ty nên bạn có thể sẽ bị xử lý kỷ luật một trong các hình thức theo quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2012 là sử lý Sa thải.

Căn cứ để sa thải người lao động theo quy định tại Điều 126 luật lao động như sau:

“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, , sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;”

Theo quy định ở trên thì người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động nếu người đó có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động. Vậy trong trường hợp này nguwoif sử dụng có thể dựa vào căn cứ là hành vi của bạn có thể đe dọa gây thiệt hại cho công ty và lấy đó làm căn cứ để sa thải bạn.

2. Hành vi giả mạo chữ ký có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tội giả mạo chữ ký của người khác được quy định cụ thể trong Điều 359 về hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, nếu người thực hiện tội phạm giả mạo chữ ký trong , hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp … nhằm mục đích của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 về .

Như vậy trong trường hợp này bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi của bạn là nhằm vụ lợi hoặc động cơ cá nhân.

3. Điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc?

Về việc bạn có được hưởng trợ cấp thôi việc không thì theo quy định tại Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động và Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 thì:

“1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động”

Đồng thời tại điều 48 của Luật Lao Động năm 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc”.

Vậy bạn làm việc từ ngày 2/5/2015 đến ngày 31/10/2015 thì thời gian làm việc là hơn 5 tháng, căn cứ vào khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động như trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, vậy trong trường hợp này bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. Trừ trường hợp điều lệ công ty hoặc giám đốc có những hỗ trợ riêng cho bạn.

Thêm vào đó thì nếu người lao động bị sa thải sẽ không phải là đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật lao động – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *