Bị chậm trả lương người lao động phải làm thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào công ty luật minh khuê, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Tôi làm việc tại công ty theo hợp đồng lao động xác định thời hạn là 2 năm, tiền lương ghi trên hợp đồng của tôi là 6tr5/ tháng. Nhưng từ tháng 10, 11, 12 đến nay công ty vẫn chưa trả lương cho tôi.

Về phía công ty cũng không trả lời ngày nào sẽ thanh toán. Mong các côngty tư vấn giúp mình cần xử lí như thế nào với tình huống này? Mình cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2015;

Nghị định 88/2015/NĐ-CP;

Nghị định 05/2015/NĐ-CP;

2. :

Theo quy định tại BLLĐ 2012 thì người lao động có quyền được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

Đồng thời, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện , thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

Theo quy định trên, người lao động có quyền được hưởng lương phù hợp với năng lực trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.

Căn cứ theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Theo đó, thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.

Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 2012 (Nghị định 05/2015/NĐ-CP) quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

Điều 24. Nguyên tắc trả lương

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 1 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Như vậy, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ chi trả đủ tiền lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) cho người lao động theo đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận trong HĐLĐ hoặc phù hợp với thời hạn do người sử dụng lao động quy định nhưng không trái pháp luật.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 96 của BLLĐ 2012, việc trả lương cho người lao động phải tuân thủ nguyên tắc trả đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Theo đó, trường bạn phải trả lương cho bạn đúng theo hợp đồng. Còn nếu như có trả chậm hơn thì phải trả thêm cho bạn một khoản như tiền lãi suất ngân hàng. Căn cứ theo quy định của pháp luật thì công ty phải có nghĩa vụ trả lương cho bạn đúng hạn, tuy nhiên, đã hơn 3 tháng nhưng bạn vẫn chưa được công ty trả lương. Cho nên, công ty đã vi phạm nguyên tắc trả lương theo quy định của BLLĐ 2012. Để bảo vệ quyền lợi cho mình khi công ty không trả lương, bạn có thể:

– Gửi khiếu nại đến Thanh tra lao động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyên để đề nghị bảo vệ quyền lợi cho mình;

– Bạn cũng có thể đề nghị Hòa viên lao động thực hiện hòa giải;

– Trường hợp bạn vẫn không thực hiện trả lương (hòa giải không thành), bạn có thể kiện công ty ra Tòa án đê yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Ngoài ra, bạn còn có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo , hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;”

Đồng thời, người sử dụng lao động còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *