Bảo hiểm xã hội: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH, cụ thể các điểm như sau:

Mục lục bài viết

1. Bảo hiểm xã hội: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đối tượng áp dụng , bệnh nghề nghiệp: Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể các điểm như sau:

– Người làm việc theo , , theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Bảo hiểm xã hội: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

:

II. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn;

– Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động.

III. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định ở trên.

IV. Giám định mức suy giảm khả năng lao động:

– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

+ Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

+ Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

– Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

+ Bị tai nạn lao động nhiều lần;

+ Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

V. Trợ cấp một lần:

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

– Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

VI. Trợ cấp hằng tháng:

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

– Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

VII. Thời điểm hưởng trợ cấp:

– Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của , thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng , bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

– Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

VIII. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.

IX. Trợ cấp phục vụ:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của , hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

X. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

XI. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật:

– Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

+ Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

+ Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Người lao động bị tai nạn khi làm việc thì ai sẽ chịu trách nhiệm ?

Thưa luật sư, trong quá trình làm việc do nền nhà trơn, nên tôi đã bị té, và phần vai và cằm tôi va vào thành sắt nên bị chấn thương, vùng cằm bên phải và phải vào viện cấp cứu. Nhưng khi chụp phim thì bác sĩ chỉ nói, không ảnh hưởng gì về xương. Bây giờ, đã qua 3 ngày mà tôi vẫn không nhai được. Vậy cho tôi hỏi bây giờ tôi phải làm gì? Xin cảm ơn!

Tôi xin hỏi. Tôi là quân nhân trong quân đội, vừa qua trong khi hoạt động thể thao tại đơn vị do không may ngã tôi đã bị gãy xương khớp khuỷ tay được đơn vị giới thiệu ra bệnh viện 103 phẫu thuật hiện nay tay tôi vẫn không hồi phục được khả năng làm việc kém. Vậy xin hỏi trong trường hợp của tôi có được gọi là Tai nạn lao động hay không? Và chế độ như thế nào?

>> Căn cứ phân tích quy định của pháp luật ở trên, căn cứ và dựa theo thông tin bạn cung cấp, việc bị ngã gãy xương khớp khi đang chơi thể thao trong đơn vị không được coi là tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Cho em hỏi một trường hợp như sau: Một thợ sơn nước làm công cho một thầu sơn nước, không có hợp đồng hay bất cứ giấy tờ ràng buộc liên quan nào khác. Công nhân trên bị rơi xuống khi đang lên cầu thang trong lúc đang làm việc. Anh phải đưa vào cấp cứu, tình trạng anh bị nát phổi, gãy xương sườn, xương chân…. Cho em hỏi trách nhiệm trong vụ việc này thuộc về ai? Chủ thầu, tư vấn giám sát, chủ đầu tư có trách nhiệm và nghĩa vụ gì? Về việc chữa trị, viện phí ai chịu…

>> Trường hợp này, người có trách nhiệm sẽ là người chủ thầu – người trực tiếp thuê mướn người lao động này sẽ phải có trách nhiệm chi trả viện phí và chữa trị. Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên chúng tôi không thể tư vấn được quyền lợi cụ thể mà người này sẽ được hưởng khi tai nạn lao động.

Ngày 28/07/2016 trên đường đi làm tôi bị ngã xe (tôi tự ngã). Tôi đã đi chiếu chụp tại bệnh viện tuyến trên và điều trị ngoại trú tại nhà. Bác sĩ bệnh viện Đại học y và bệnh viện Việt Đức kết luận tôi bị trượt đốt sống l5/s1 và gãy eo l5/s1, có chỉ định phẫu thuật nhưng do tôi còn trẻ nên bác sĩ khuyên điều trị thuốc kéo dài. Tôi muốn hỏi luật sư trường hợp của tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Nếu được tôi phải làm thủ tục như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

>> Trường hợp của bạn bị tai nạn trên đường đi làm (nếu trong thời gian hợp lý từ nhà đến công ty, không thuộc các trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động theo Điều 40 đã được phân tích ở trên) thì sẽ thuộc trường hợp tai nạn lao động. Theo đó, để được hưởng chế độ này, bạn có thể lập hồ sơ như sau:

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05-HSB ban hành kèm theo );

– Biên bản điều tra tai nạn lao động;

– Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú;

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa;

– Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì ngoài các giấy tờ quy định nờu trờn cũn có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông (nếu không có Biên bản tai nạn giao thông thì được thay thế bằng Biên bản khám nghiệm hiện trường và Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông);

– Trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc được xác định là tai nạn lao động thì ngoài các giấy tờ quy định nờu trờn cũn có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú.

Thưa luật sư, tôi bị tai nạn lao động phải nhập viện và nghỉ làm việc tại Công ty từ ngày 10/07/2017 đến ngày 31/10/2017. Trong thời gian này, Công ty vẫn thanh toán lương nhưng cắt BHXH. Đến đầu tháng 01/2018 tôi đi làm lại, Công ty làm thủ tục để tôi được hưởng trợ cấp tai nạn lao động do lần đầu làm thủ tục nên còn sai sót nhiều, lại trúng dịp nghỉ tết Nguyên Đán nên hồ sơ kéo dài đến cuối tháng 02/2018 mới có quyết định được hưởng trợ cấp Tai nạn lao động từ tháng 03/2018. Toàn bộ hồ sơ bệnh án (giấy nhập viện và ra viện…..) để giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động nên trong thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2017 tôi không được thanh toán tiền lương bảo hiểm. Vậy tôi có được thanh toán tiền lương BHXH do nghỉ ốm hay không? Và tôi có được truy đóng lại 03 tháng BHXH trên hay không?

>> Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 , trường hợp của bạn nghỉ do bị tai nạn lao động nên không thuộc đối tượng được thanh toán tiền lương BHXH do nghỉ ốm mà chỉ được hưởng các quyền lợi liên quan đến chế độ tai nạn lao động mà thôi.

>> Tham khảo nội dung:

3. Có được bồi thường khi bị tai nạn lao động không?

Chào luật sư! Em có mượn hồ sơ của người anh họ để đi lao động nhưng không may bị tai nạn lao động, liệu em có được hỗ trợ và bồi thường gì không? Và mượn hồ sơ để lao động em có bị vi phạm pháp luật không ạ? Em mong luật sư giải đáp sớm giúp em. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Quang Duy

:

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 quy định:

“4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, .”

Xử lý vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 27 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. “

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, việc bạn mượn hồ sơ của anh họ để đi lao động là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 trên thì ở mức độ nhẹ bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức độ nặng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định theo Điều 124 .

Về nguyên tắc, nếu hồ sơ bảo hiểm xã hội không đúng người tham gia (căn cứ vào CMND) thì cơ quan bảo hiểm xã hội không thể giải quyết các chế độ như là ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc hưu trí . Song cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn cho phép điều chỉnh hồ sơ để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đối với trường hợp của bạn, sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt, bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn điều chỉnh đúng nhân thân của mình trước khi được giải quyết các chế độ về bảo hiểm xã hội.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn?

Xin giấy phép giải đáp một số nội dung liên quan đến tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn ?

Trả lời:

Thưa luật sư, nhân viên bị tai nạn lao động nghỉ 06 tháng thì chế độ tiền lương được hưởng như thế nào? Người sử dụng lao động phải chi trả những khoản gì cho người lao động?

>> Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tại nạn lao động và mức bồi thường được quy định tại Điều 38 của thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

– Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

– Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương III ;

– Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Thưa luật sự, em đang có một câu hỏi liên quan đến việc bồi thường tai nạn lao động, tại Điều 145 của Bộ luật lao động chỉ quy định trách nhiệm bồi thường với hai trường hợp “không do lỗi của người lao động” và “do lỗi của người lao động”, vậy trong trường hợp Tai nạn xảy do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc thì trách nhiệm bồi thường phải thực hiện như thế nào ạ. Em chân thành cảm ơn!

Xin luât sư tư vấn giúp: Tôi có hợp đồng với công ty xây dựng xây nhà ở, trong quá trình xây dựng một công nhân xảy ra tai nạn lao động tôi phải có trách nhiệm với công nhân đó không? Xin cảm ơn!

>> Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù được quy định tai Điều 39 như sau:

– Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của .

– Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của .

– Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của , thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của .

– Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của , người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương III khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

– Các trường hợp không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động được quy định tại Điều 40 như sau:

“Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động

1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.”

>> Tham khảo nội dung:

5. Người lao động bị tai nạn trong giờ làm việc được hưởng chế độ gì?

Chào luật sư, em có một câu hỏi muốn hỏi luật sư như sau: em có làm tại một công ty ở Vũng Tàu. Tháng 05 năm 2016 em có bị tai nạn trong giờ làm việc. Công ty cũng đưa em đi giám định y khoa và em bị mất khả năng lao động là 20%. Em nhận được kết quả giám định từ tháng 08 năm 2016. Tới nay em vẫn chưa được hưởng chế độ suy giảm thương tật từ bên phía bảo hiểm.

Vậy xin luật sư cho em hỏi là em có được hưởng chế độ đó không hay em phải làm gì để được hưởng chế độ đó? Xin luật sư giải thích giúp em.

Người lao động bị tai nạn trong giờ làm việc được hưởng chế độ gì?

Trả lời:

Đối với người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng có trách nhiệm theo quy định tại Điều 38 . Do bạn không nói rõ nguyên nhân bạn bị tai nạn lao động xuất phát từ lỗi của người sử dụng hay lỗi của bạn nên bạn có thể tham khảo quy định trên để biết được trách nhiệm của người sử dụng đối với mình.

Ngoài ra, bạn được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật này. Cụ thể, bạn bị suy giảm khả năng lao động 20% nên sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 48 :

“Điều 48. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó…”

Về thời gian giải quyết chế độ, Điều 59 quy định:

“Điều 59. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Theo đó, thời gian giải quyết chế độ của bạn đã vượt quá thời gian pháp luật cho phép, bạn có thể gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu giải quyết.

>> Xem thêm nội dung:

6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn?

Chào luật sư, tôi là người sử dụng lao động. Công nhân của tôi đã bị gẫy tay trong khi làm việc. Anh ta phải bó bột, có lẽ khoảng 01 tháng sau mới làm việc lại được. Tôi đã thanh toán toàn bộ tiền viện phí, tiền thuốc cho anh ấy. Vậy luật sư cho tôi hỏi về khoản tiền lương, tôi phải chi trả như thế nào cho anh ấy cho đúng luật? Tôi có phải trợ cấp gì thêm cho anh ấy không? Cảm ơn luật sư. Xin chào!

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn?

về trách nhiệm chủ sử dụng lao động khi để xảy ra tai nạn lao động, gọi:

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 144 của , trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

Căn cứ vào việc bạn có lỗi đối với tai nạn của người lao động hay không thì bạn phải chịu trách nhiệm như sau với người lao động theo quy định tại Điều 145 của :

“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Như vậy, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động được xác định dựa trên yếu tố có lỗi hay không khi xảy ra những vụ việc tai nạn lao động đáng tiếc đó. Do đó, bạn cần căn cứ vào từng trường hợp để xác định trách nhiệm của mình.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *