Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu ? Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Một câu hỏi mà xin giấy phép thường gặp là: Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu ? Theo quy định hiện này tổ chức, cá nhân hoặc các chủ thể khác đều có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nếu đáp ứng được các điều kiện quy định. Luật sư phân tích cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu ?

Điều 87 , quy định:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu ?

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

2. Cần làm gì để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thành công ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi muốn tự nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà không thông qua các công ty tư vấn (vì tôi mới có ý tưởng kinh doanh mà không có tiền). Vậy tôi cần làm gì ạ? Phải lưu ý những điều gì khi nộp đơn? Cảm ơn và mong luật Minh Khuê hướng dẫn.

Luật sư trả lời:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ.

2.1. Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu

– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành.

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể.

– Mẫu nhãn hiệu (12 mẫu nhãn).

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,…).

– Giấy uỷ quyền (nếu có)

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản.
Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó.

– Chứng từ nộp phí nộp đơn.

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

2.2. Lưu ý khi soạn đơn

+ Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu.

Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

– Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.

– Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập.

– Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

+ Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.

– Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.

– Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

2.3. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Trực tiếp với Cục Sở hữu trí tuệ tại hoặc thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ

2.4. Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu

– Thẩm định hình thức:

Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.

– Thẩm định nội dung: Xem xét có cấp hay từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

– Cấp văn bằng và công bố văn bằng bảo hộ.

3. Lợi ích khi đăng ký bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản phẩm với người tiêu dùng. Vì vậy, muốn đảm bảo lợi ích lâu bền của doanh nghiệp thì việc đăng ký nhãn hiệu là một trong những điều kiện tiên quyết. Để giúp khách hàng dễ dàng trong việc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa, chúng tôi xin tư vấn các thủ tục và các nội dung liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như sau:

3.1. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Danh mục hồ sơ gồm:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa dịch vụ mang nhãn;

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,…);

– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn không phải là chủ đơn;

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt gồm một (01) bản;

– Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trình tự xử lý đơn:

a) Thẩm định hình thức đơn

Là kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, xác định ngày nộp đơn, xác định ngày ưu tiên. Thời hạn thẩm định hình thức đơn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

b) Công bố đơn hợp lệ

Đơn hợp lệ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Thời hạn công bố đơn là 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

c) Thẩm định nội dung đơn

Đây là việc cơ quan thẩm quyền đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Thời hạn thẩm định nội dung đơn không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

3.2. Quy định về tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

– Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt, thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

– Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.

– Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập.

– Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

– Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9).

– Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.

– Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.

– Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

+ Tư vấn trước khi đăng ký nhãn hiệu

Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu) theo bảng phân nhóm quốc tế đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, bảo hộ bao vây phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh.

– Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu, tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ.

– Tư vấn tra cứu nhãn hiệu.

– Tư vấn về bảo hộ các đối tượng khác liên quan đến nhãn hiệu như đăng ký bảo hộ bao bì, nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp.

– Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ.

– Tư vấn mô tả nhãn hiệu nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của nhãn hiệu.

– Tư vấn khả năng bị trùng tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ chối của nhãn hiệu.

+ Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

– Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

– Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Sao chụp mẫu nhãn hiệu;

– Soạn công văn tiến hành làm nhanh nếu cần thiết;

– Giấy ủy quyền;

– Các giấy tờ khác có liên quan.

+ Đại diện và thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Hoàn thiện tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;

– Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp nhãn hiệu với các chủ đơn khác;

– Tư vấn lập hợp đồng Lixang nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức khác nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu.

+ Tư vấn sau đăng ký nhãn hiệu

Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;

– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký;

– Tư vấn pháp luật về luật sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác liên quan như tư vấn về bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, về sáng chế, giải pháp hữu ích…;

– Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế và các vấn đề khác liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Có nên thiết kế nhãn hiệu trước khi đăng ký độc quyền ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Doanh nghiệp chúng tôi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hiệu cần được thiết kế như thế nào ? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Nhãn hiệu cần phải được thiết kế độc đáo, dễ nhận biết để có khả năng thực hiện chức năng phân biệt. Những dấu hiệu sau đây bị coi là không có khả năng phân biệt của một nhãn hiệu: (theo điều 74 , )

– Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình; – Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho ;

– Ký hiệu thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và nhớ được, ký tự có nguồn gốc La-tinh nhưng chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số hoặc mặc dù có cả hai nhưng không thể đọc được, trừ trường hợp được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác;

– Tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể ghi nhớ được;

– Ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt;

– Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thông thường của chính hàng hóa, dịch vụ liên quan hoặc mang nội dung mô tả chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác;

– Dấu hiệu là hình học phổ thông như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác… hoặc hình vẽ đơn giản dấu là hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm;

– Dấu hiệu là hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi hoặc mang tính mô tả chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác như thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, tính ưu việt của hàng hóa, dịch vụ

5. Đăng ký nhãn hiệu ÔNG BỐ

Công ty Xin giấy phép là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng.

Chúng tôi giới thiệu một số nhãn hiệu đã tư vấn bảo hộ độc quyền thành công để Quý khách hàng tham khảo và vận dụng cụ thể trong trường hợp của mình.

1. Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BIGICO

Địa chỉ: Số 293 – Nguyễn Chí Thanh, Phường Quảng Phú, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.

2. Thông tin nhãn hiệu:

– Mẫu nhãn hiệu:

Đăng ký nhãn hiệu ÔNG BỐ

– Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu xanh lá cây, màu vàng da cam, màu vàng, màu đỏ và màu trắng.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ trên nền màu trắng.

Phần hình: Là hình một ngôi nhà màu trắng được vẽ cách điệu, có viền màu xanh lá cây nhạt. Phía trước hình ngôi nhà là hình một chiếc xe đẩy có giỏ được vẽ cách điệu, có màu đỏ và che khuất một phần hình ngôi nhà. Phía trên giỏ của hình chiếc xe đẩy là một quả khinh khí cầu được thiết kế cách điệu bởi các màu là màu đỏ, màu vàng da cam và màu trắng. Chính giữa, bên trong quả kinh khí cầu là một hình tròn màu đỏ, có hai đường viền, đường viền bên ngoài có màu đỏ, đường viền bên trong có màu trắng. Phần bên dưới quả khinh khí cầu nối với giỏ của chiếc xe đẩy là hình năm chiếc lá có màu xanh lá cây và có kích thước không bằng nhau. Bên dưới hình ngôi nhà và hình chiếc xe đẩy là một hình chữ nhật có màu xanh lá cây đậm được thiết kế cách điệu, bốn góc của hình chữ nhật được thiết kế bằng các đường cong nối với bốn cạnh của hình chữ nhật.

Phần chữ: Ở giữa hình chiếc xe đẩy và hình chữ nhật cách điệu là chữ “ÔNG BỐ” được thiết kế cách điệu, được viết in hoa, in đậm, có màu đỏ. Trong đó, dấu “^” của chữ “Ô” trong chữ “ÔNG BỐ” được viết nằm trên viền chữ màu đỏ của hình chữ “Ô” và có màu trắng. Bên dưới chữ “ÔNG BỐ” và nằm trong hình chữ nhật cách điệu là chữ “TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI” được viết in hoa, in đậm và có màu vàng

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 31 : Rau tươi; Quả tươi; Đậu tươi ; Củ của cây hoa; Củ cải đường, tươi; Rễ cây dùng làm thực phẩm;

Số đơn: 4-2016-40087

6. Đăng ký độc quyền nhãn hiệu “INO” trong lĩnh vực động cơ điện và các máy móc khác

INO là một trong những sản phẩm cơ khí quen thuộc nằm trong hệ thống máy nổ, máy công cụ, động cơ điện. Với sự phát triển nhanh chóng và chất lượng của sản phẩm đã được khẳng định Công ty TNHH giải pháp và công nghệ đô lường INO chính thức đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn nhiệu này với những nội dung cụ thể như sau:

Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ ĐO LƯỜNG INO

Địa chỉ: 98/31B Linh Đông, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 828 9xxx Fax: Email: info@ino.com.vn

Mẫu nhãn hiệu đăng ký độc quyền “INO”

Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: màu đỏ, màu đen và màu trắng.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ và phần hình trên nền màu trắng.

Phần chữ: Là chữ “IN” được viết in hoa, in đậm và không có nghĩa. Trong đó, chữ “I” có màu đỏ, chữ “N” có màu đen.

Phần hình: Bên phải phần chữ là phần hình. Phần hình là một hình tròn có màu đỏ và màu trắng, có chiều cao bằng chữ “I” và chữ “N”. Trong đó, hình tròn này bị cắt bởi các đường thẳng màu trắng có tiết diện không bằng nhau tạo thành nhiều hình chữ nhật màu đỏ có tiết diện nhỏ dần theo chiều từ bên trái sang bên phải và từ phía trên xuống phía dưới.

(*)Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký độc quyền nhãn hiệu INO

Nhóm 07: Bộ khởi động cho động cơ và máy nổ (070150); Bánh răng truyền động không dùng cho phương tiện giao thông đường bộ (070443); Máy công cụ (070243); Ðộng cơ điện, không dùng cho xe cộ mặt đất (070452); Máy bơm (070309); Bơm [bộ phận của máy móc; máy hoặc động cơ] (070179); Cơ cấu giảm tốc không dùng cho xe cộ mặt đất (070447); Khớp nối trục [máy móc] (070001); Ổ bi dùng cho trục chuyển động (070290); Động cơ khởi động không dùng cho xe cộ (070241) (Tổng 10 sản phẩm)

Nhóm 09: Hệ thống điện cho việc điều khiển từ xa các thao tác công nghiệp (090130); Lò nung để sử dụng trong phòng thí nghiệm (090568); Thiết bị đo, bằng điện (090214); Dụng cụ đo (090347); Thiết bị thử nghiệm không dùng cho mục đích y tế (090249); ) Thiết bị kiểm tra, dùng điện (090151) ; Thiết bị giám sát, dùng điện (090151) (Tổng 07 sản phẩm).

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ: 0986.386.648

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *