Thử việc có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày lễ 30/4 1/5 không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi đang trong thời gian thử việc 02 tháng, có ký hợp đồng thử việc. Sắp tới có lịch nghỉ lễ 10/3, 30/4 và 1/5; công ty cho tôi nghỉ nhưng không tính lương, với lý do em chưa phải là người lao động trong công ty. Mong Luật sư giải đáp cho tôi liệu phía bên Công ty trả lời như vậy là có căn cứ không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2012

2. :

Điều 115 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về ngày nghỉ lễ, tết nghỉ hưởng nguyên lương như sau:

Điều 115. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Theo quy định trên, việc nghỉ lễ, tết, nghỉ hưởng nguyên lương được áp dụng đối với người lao động. Mà theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 giải thích thì Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo , được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”. Như vậy, người lao động được xác định là người làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Theo đó; bạn đang thử việc tại công ty và đã kí 2 tháng. Hợp đồng thử việc mà bạn đã ký và hợp đồng lao động là hai loại hợp đồng khác nhau. Cụ thể như sau:

Theo Điều 15 Bộ luật lao động năm 2012, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Thỏa thuận thử việc và hợp đồng thử việc được quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động năm 2012, theo đó, người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong . Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung sau:

– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Kết thúc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. (Điều 29 Bộ luật lao động năm 2012).

Như vậy, bạn mới kí hợp đồng thử việc 2 tháng và chưa hết thời gian thử việc, chưa ký hợp đồng lao động nên bạn chưa phải là người lao động trong Công ty. Do đó, khi nghỉ những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 bạn sẽ không được hưởng lương. Vì thế, trường hợp công ty bạn không trả lương những ngày nghỉ lễ cho bạn với lí do bạn chưa phải là người lao động trong công ty là đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *