Bồi thường chi phí đào tạo như thế nào khi giáo viên xin nghỉ việc ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Tôi là giáo viên hiện đang giảng dạy tại một trường công lập. Sau khi được nhận vào làm việc tôi có được nhà trường cử đi đào tạo ở nước ngoài 2 năm và có ký cam kết sau thời gian đào tạo tôi sẽ phải làm việc cho nhà trường 3 năm.

Tuy nhiên, vì sau khi trở về nước tôi cảm thấy công việc hiện tại không đem lại hứng thú cho mình nên tôi muốn chấm dứt hợp đồng làm việc với nhà trường nhưng không được nhà trường đồng ý. Hiệu trưởng có trình bày với tôi là nếu muốn chấm dứt hợp đồng làm việc thì tôi phải bồi thường chi phí đào tạo theo con số nhà trường đưa ra. Tôi cảm thấy rất vô lý vì số tiền họ đưa ra rất lớn so với chi phí thực tế họ hỗ trợ cho tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi làm thế nào để tôi được chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường theo yêu cầu của nhà trường. Cám ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

;

– Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Luật sư tư vấn

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì nếu bạn được cử đi đào tạo mà không quay lại phục vụ cho đơn vị đủ thời gian mà hai bên đã cam kết thì bạn phải đền bù chi phí đào tạo khi nghỉ việc. Điều này được quy định tại điều 7  Nghị định 101/2017/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Đền bù chi phí đào tạo

Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.

 

Theo đó, cũng theo quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì chi phí đền bù sẽ được tính theo công thức:

Điều 8. Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù

1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

2. Cách tính chi phí đền bù:

a) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;

b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

S =

F

x (T1 – T2)

T1

Trong đó:

– S là chi phí đền bù;

– F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;

– T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;

– T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 48 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sau đó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đến bù là:

S =

30 triệu đồng

x (48 tháng – 24 tháng) = 15 triệu đồng

48 tháng

 

Như vậy, theo những quy định trên thì nếu sau khi bạn hoàn thành xong khóa đào tạo mà chưa phục vụ cho đơn vị đủ thời gian mà bạn đã cam kết làm việc thì bạn phải đền bù chi phí đào tạo khi nghỉ việc. Chi phí đề bù sẽ được tính trên cơ sở quy định tại khoản 2 điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP chứ không phải số tiền mà đơn vị của bạn đang công tác tự đưa ra. Trong trường hợp nhà trường yêu cầu bạn phải bồi thường một khoản tiền lớn hơn so với quy định thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại lên người đứng đầu đơn vị mà bạn đang công tác để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *