Trả lương thử việc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có phạm luật không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Cách xác định mức lương thử việc so với mức lương chính thức là bao nhiêu phần trăm ? Cách hạch toán tiền lương với lao động thử việc ? và các vướng mắc liên quan đến hợp đồng thử việc sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Trả lương thử việc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có đúng luật ?

Thưa luật sư, công ty tôi đang để mức lương trên hợp đồng chính thức cho người lao động làm công việc phổ thông là 3980000 theo quy định tại nghị định 141/2017/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng (tại vùng I). Hiện nay đơn vị tôi có nhận thêm khoản 20 lao động phổ thông nữa, trong tháng thử việc của những người này tôi trả 85% của 3.980.000 là 3.400.000.

Vậy, việc tôi trả lương như vậy có trái với quy định của pháp luật do trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng hay không?.

Xin cám ơn luật sư!

>>

Trả lời:

Điều 2 có quy định:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.

Điều 28, có quy định về tiền lương trong thời gian thử việc:

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Vậy mức lương tối thiểu vùng chỉ được áp dụng đối với đối tượng làm việc theo Hợp đồng lao động (HĐLĐ), không có giá trị áp dụng với hợp đồng thử việc, hợp đồng thử việc bạn áp dụng mức lương bằng 85% HĐLĐ chính thức là hợp pháp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Lao động thử việc phải được trả lương ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Hết thời hạn thử việc một tháng, công ty không ý hợp đồng nên cho tôi nghỉ việc. Công ty không trả lương vì tôi chưa ký hợp đồng. Lý do này có đúng luật không?.

( Phương Nguyễn, Nam Định)

>>

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động:

“Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận”.

Theo quy định nói trên thì thời gian thử việc tối đa cũng không được quá 60 ngày (đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao); ngoài ra, công ty có nghĩa vụ trả cho bạn lương của thời gian thử việc với mức lương thử việc ít nhất bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó, dù là bạn chỉ thử việc có 30 ngày.

Việc công ty đưa ra lý do “hai bên chưa ký hợp đồng lao động” để từ chối việc trả lương cho bạn trong thời gian thử việc là không đúng.

Bạn cần có văn bản yêu cầu công ty trả tiền lương của thời gian thử việc cho bạn. Nếu công ty không giải quyết, bạn có quyền gửi đơn đến tòa án (cấp huyện) nơi công ty có trụ sở để yêu cầu tòa án xử buộc công ty phải trả tiền lương cho bạn.

Liên hệ dịch vụ luật sư tư vấn và tranh tụng trong lĩnh vực lao động:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động, gọi:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan:

3. Tư vấn đòi lương thử việc tại công ty ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi thử việc tại Công ty Thịnh Qua tại Bình Dương, thời gian thử việc 02 tháng (thỏa thuận hưởng lương 100% trong thời gian thử việc – qua email được xác nhận), nhưng tôi chỉ làm việc được 51 ngày thì thấy không phù hợp nên nghỉ việc (có nộp đơn trước 04 ngày, theo mẫu công ty và được công ty đồng ý ký duyệt).

Nhưng đến ngày nhận lương, công ty chỉ trả cho tôi 50% số tiền đã thỏa thuận và ép tôi phải ký nhận là đã nhận đủ lương (họ đưa lý do trong thời gian này tôi làm không hiệu quả, chưa kiếm được khách hàng mới nên chỉ trả 50%). Tôi đã không đồng ý, dù đã nhận 50% lương nhưng tôi ký và ghi rõ “nhận một nửa” vào biên lai (tôi có yêu cầu gởi cho tôi 1 lai nhưng công ty không chịu đưa), hiện tại công ty vẫn chưa thanh toán hết 50% còn lại cho tôi.

Nếu tôi nộp đơn yêu cầu trả lương mà công ty vẫn không giải quyết, thì tôi sẽ nộp đơn nên phòng lao động thương binh và xã hội cấp tỉnh hay nộp đơn lên tòa án cấp huyện, và bộ hồ sơ tôi phải chuẩn bị gồm những gì.

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư.

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

Nếu trọng hợp đồng thử việc không có bất cứ điều khoản nào về việc nếu không hoàn thành tốt công việc trong quá trình thử việc thì sẽ chỉ được thanh toán 50% lương thì hành vi của công ty là trái pháp luật cụ thể ở đây là không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trọng hợp đồng. Trường hợp của bạn tranh chấp xảy ra giữa bạn và công ty là tranh chấp lao động các nhân không thuộc các trường hợp không buộc phải qua thủ tục hòa giải theo quy định tại khoản 1 điều 201

“a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

Vì vậy, khi bạn nộp đơn yêu cầu công ty trả lương mà công ty không giải quyết thì bạn làm đơn lên phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết. Nếu hòa giải không thành hoặc trong thời hạn 5 ngày làm việc hòa giải viên lao động không kết thúc việc hòa giải thì bạn làm đơn (kèm theo biên bản hòa giải không thành trong trường hợp hòa giải không thành) yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết theo quy định tai điều 31

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan:

4. Luật sư tư vấn pháp luật lao động về hợp đồng thử việc ?

Xin luật sư tư vấn giúp trường hợp của em ạ. Em xin cảm ơn: E vào công ty làm việc từ 4/12/2015 sau đó ký hợp đồng thử việc 1 tháng, đền ngày 3/1/2015 thì hết thời gian thử việc.

Sau đó mấy ngày công ty cho em ký hợp đồng 1 năm. nhưng em có thắc mắc về lương nên chưa ký, sau đó công ty cũng chưa thấy đưa hợp đồng cho em ký vì nhân sự quên hay chưa kịp làm gì đó. Tới ngày 12/1/2015 em viết đơn xin nghỉ và tới ngày 15/1/2015 thì em không tới công ty làm nữa. Như vậy hợp đồng của em có mặc định là coi như đã ký hợp đồng chính thức chưa ạ?

Công ty nói em vi phạm thời gian báo nghỉ là 30 ngày vì đã chuyển sang hợp đồng chính thức và bị trừ hết lương tháng đó là đúng hay sai ạ? Em nghĩ mình chưa ký hợp đồng nên chỉ viết đơn trước 3 ngày rồi nghỉ ạ.

Mong luật sư giúp e giải quyết thắc mắc này, xin cảm ơn ạ.

Người gửi: Mạnh

Luật sư tư vấn pháp luật lao động

Trả lời:

Chào bạn! vấn đề của bạn Luật Xingiayphep xin được trả lời như sau:

Theo thông tin bạn gửi về cho chuyên mục thì bạn vào công ty làm việc từ 4/12/2015 sau đó ký hợp đồng thử việc 1 tháng, đền ngày 3/1/2015 thì hết thời gian thử việc. Pháp luật quy định các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc theo quy định tại Điều 26 . Cụ thể như sau:

Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

về thời gian thử việc thì Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy khi hết hợp đồng thử việc nhưng bạn và công ty vẫn chưa giao kết hợp đồng lao động vì vậy vẫn chưa phát sinh quan hệ lao động. Tới ngày 12/1/2015 bạn viết đơn xin nghỉ và tới ngày 15/1/2015 thì bạn không tới công ty làm nữa. Như vây hợp đồng lao động của bạn không mặc nhiên coi là hợp đồng chính thức được. Vì vậy bạn có thể nghỉ việc mà không cần phải báo trước 30 ngày như phía người sử dụng lao động đã nói. Vì nghĩa vụ báo trước là nghĩa vụ khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Điều 37 BLLĐ thì có nghĩa vụ báo trước:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Mà nghĩa vụ này chỉ phát sinh khi giữa hai bên có Hợp đồng lao động. Mà ở đây như bạn nói thì bạn và công ty vẫn chưa giao kết hợp đồng lao động nên bạn không có nghĩa vụ báo trước 30 ngày.

Công ty nói rằng bạn đã không báo trước 30 ngày là vi phạm và trừ hết tiền lương trong tháng thử việc của bạn là trái với quy định của pháp luật. Khi kết thúc hợp đồng thử việc và không giao kết hợp đồng thì công ty có nghĩa vụ thanh toán tiền lương trong thời gian thử việc cho bạn. Tiền lương thì do 2 bên thỏa thuận tuy nhiên ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. .

Trân trọng./.

5. Giải đáp thắc mắc về vấn đề hợp đồng thử việc ?

Chào xin giấy phép. Tôi có gặp một chút rắc rối trong vấn đề về quy định của pháp luật trong thời gian thử việc nên rất mong có được sự giúp đỡ của quý công ty. Cụ thể sự việc tôi xin trình bày như sau: Vào ngày 12/3/2016 tôi có ký hợp đồng thử việc tại công ty cổ phần công nghệ TDH Việt Nam. Quá trình làm việc tại đây do cảm thấy không phù hợp nên đến ngày 22/4/2016 tôi chủ động quyết định xin nghỉ. Công ty đồng ý cho tôi nghỉ nhưng lấy lý do tôi chưa làm đủ 2 tháng để không trả 1 đồng lương nào trong hơn 1 tháng cho tôi. Sau đó công ty có dẫn ra một điều khoản trong hợp đồng rằng tôi phải làm đủ 2 tháng mới được công ty trả lương (nội dung này đã được khoanh đỏ trong file đính kèm). Điều khoản này hoàn toàn không có tại những hợp đồng khác tại công ty, riêng của tôi không có nên mãi lúc đó tôi mới nhận ra.

Vậy quý công ty cho tôi được hỏi:

– Công ty làm như vậy có đúng không?

– Có những quy định nào của pháp luật trong vấn đề này?

– Nếu công ty sai thì tôi phải làm gì để có thể được hưởng quyền lợi của mình?

Xin cảm ơn công ty!

Luật sư phân tích:

Điều 28, Điều 29 quy định:

“Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 29 như trên thì bạn có quyền được chủ động xin nghỉ trong thời gian thử việc theo quy định về mức lương thử việc mà hai bên đã thỏa

thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc này. Vì vậy, công ty nơi bạn làm việc trả lời như vậy là hoàn toàn không có cơ sở. Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận và ký kết về điều kiện để được trả lương trong trường hợp này thì pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận.

Thưa luật sư, Tôi làm việc cho văn phòng đại diện nước ngoài, trưởng VPĐD là người Đức. Ông này vừa được công ty mẹ cho nghỉ việc đột ngột (về mặt công ty), không có thời gian bàn giao, chuyển tiếp, chưa kịp có trưởng VPĐD mới thay thế.Hiện chúng tôi đang có 1 nhân viên có hợp đồng thử việc đến hết tháng 6-2016, và dự định sẽ được ký hợp đồng lao động chính thức từ 1-7-2016. Nay trong tình hình này, chúng tôi không có kịp trưởng VPĐD mới, thì sẽ giải quyết như thế nào ? Xin cám ơn.Thu

>> Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký HĐLĐ là trưởng Văn phòng đại diện, nếu trong thời gian trưởng VPĐD nghỉ việc, thì phía bên công ty mẹ có trách nhiệm phải bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật trong trường hợp này. Theo đó, người được bổ nhiệm giữ chức vụ đại diện theo pháp luật được ký tiếp HĐLĐ với người đủ điều kiện. Hoặc, nếu người đại diện theo pháp luật tạm thời chưa được bổ nhiệm thì bạn có thể liên hệ với công ty mẹ về vấn đề này.

Thưa luật sư, cho em hỏi vấn đề này với ạ. e nôp hồ sơ vào spa được họ đào tạo nghề. trong thòi gian đào tạo e dc tra tổng là 6tr. xong thời gian đào tạo e dc ký hợp đòng thủ việc là 6 tháng với mức lương 1tr2 chưa tinh hoa hồng. và không cho e giữ bản hợp đồng thưr việc nào cả. hết thời gian thử việc e không muốn ký hợp đông chính thức vì lý do. trong hơp đong ghi mức lương 3tr320 nhung e vẫn dc nhận 1tr2 và họ nói 1tr2 tiền hoa hồng là ra mức 3tr320. và giờ e nghỉ thì họ bắt e phải bồi thường lại 6tr vậy có đúng không ??? và trong hợp đồng thử việc có ghi hết hạn thử việc sẽ tự chuyển lên hợp đồng chính thức vậy e nghỉ có được ko ???

Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012 thì:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Như vậy, nghĩa vụ trả chi phí đào tạo chỉ phát sinh khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Ngoài ra, Điều 29 Bộ luật lao động có quy định:

“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Vì vậy, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần phải báo trước. Theo đó, việc bạn chấm dứt Hợp đồng không bị coi là đơn phương chấm dứt HĐ trái quy định, và bạn không phải bồi thường khoản chi phí đào tạo trong trường hợp này.

Xin chào Luật sư! Tôi hiện đang giảng dạy tại Trường A. Mới vào tôi ký 1 hợp đồng thử việc 3 tháng, lương nhận 70%. Sau đó Trường đề nghị tôi ký tiếp hợp đồng Trợ giảng 6 tháng, lương nhận 85% kèm 1 cam kết làm việc lâu dài 5 năm. Nếu tôi không chịu ký cam kết này sẽ phải bồi thường cho trường tổng tiền lương của 9 tháng làm việc Thử việc Trợ giảng. Còn nếu ký thì trong 5 năm tới, nếu tôi nghỉ thì sẽ bồi thường tiền lương nhân với số tháng còn lại trong 5 năm đó. Tôi xin nói ở đây là trường không bỏ chi phí đào tạo tôi gì hết. Xin Luật sư giúp trả lời cho tôi là trường có làm đúng luật không? Xin cảm ơn Luật sư!

>> Sau khi hết thời hạn của hợp đồng thử việc thì hợp đồng tiếp theo mà bạn ký là hợp đồng lao động xác định thời hạn. Theo đó, trong HDLĐ xác định thời hạn và yêu cầu bạn phải làm việc lâu dài trong vòng 5 năm của bạn là không trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên,

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Vì vậy, nếu trong HĐLĐ xác định thời han, việc bạn chấm dứt HĐLĐ không có lý do chính đáng được quy định tại các trường hợp sau:

“a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.”

thì bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Căn cứ theo Điều 43 như trên thì bạn chỉ có nghĩa vụ phải bồi thường 1/2 tháng tiền lương theo quy định của luật lao động, mà không phải bồi thường theo mức mà bên doanh nghiệp đã áp đặt cho bạn

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn Luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *