Kinh doanh tiền ảo trên mạng có phải là phạm pháp không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư: Tiền ảo ( libertyresever, webmoney, perfectmoney…) và việc kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam được pháp luật điều chỉnh như thế nào ? Việc kinh doanh có phạm pháp không ? Kinh mong luật sư tư vấn và giải đáp một số câu hỏi liên quan đến vấn đề tiền ảo hiện nay giúp em ạ?

Mục lục bài viết

1. Kinh doanh tiền ảo trên mạng có phải là phạm pháp không?

Thưa luật sư, Hiện tại em đang muốn tư vấn về vấn đề Tiền ảo ( libertyresever, webmoney, perfectmoney…) này. Em muốn hỏi là hiện tại luật pháp Việt Nam có chỗ nào nói về vấn đề tiền ảo này không ạ? Kinh doanh tiền ảo trên mạng có phải là phạm pháp không ạ? em ví dụ 1 vài web site vẫn đang kinh doanh hiện nay mualr.com; buylr.vn; shoplr.com…

Rất mong các anh chị hỗ trợ giải đáp, và có thể trích dẫn thêm bộ luật chứa thông tin để em có thể nghiên cứu tim hiểu thêm. Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: manhtuan

Kinh doanh tiền ảo trên mạng có phải là phạm pháp không?

– Ảnh minh họa

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới văn phòng chúng tôi, tôi hướng dẫn bạn cách giải quyết như sau:

Trước hết, bạn cần hiểu rõ như thế nào là tiền ảo? Trên thực tế, pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề tiền ảo. Tôi có thể cung cấp một số thông tin về tiền ảo cho bạn như sau:

Hệ thống tiền ảo được chia làm ba loại như sau:

Loại 1: hệ thống tiền ảo dùng trong game online

Loại 2: hệ thống tiền ảo có thể mua được những sản phẩm ảo, dịch vụ ảo mà không dùng để mua những sản phẩm thật hay dịch vụ thật.

Loại 3: hệ thống tiền ảo có thể mua được những sản phẩm dịch vụ thật và ảo.

Tại Việt Nam, hầu như chưa có văn bản pháp quy nào quy định về việc thanh toán thông qua hình thức tiền ảo, các quy định về giao dịch thương mại điện tử hay thanh toán không dùng tiền mặt gần đây chưa đề cập đến. Điều này có nghĩa là Nhà nước chưa công nhận giao dịch bằng tiền ảo trên mạng Internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu. Tai Việt Nam thì việc kinh doanh tiền ảo đang ở mức không cấm cũng không cho. Tiền ảo không phải là không có ưu điểm nhưng cũng không phải không mang bất kỳ rủi ro nào.

Hiện nay, hình thức kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam chưa được quy định tại danh mục ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh theo quy định tại luật đầu tư 2014. Một số trường hợp người kinh doanh tiền ảo lợi dụng việc mua bán tiền ảo vào mục đích kinh doanh bất hợp pháp, rửa tiền thì cơ quan điều tra cũng cần làm rõ đó là tội rửa tiền hay không. Hiện tại,tiền ảo xuất phát từ nước ngoài và được mua, bán từ các sàn giao dịch điện tử từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại nên người ta đang rất khó xác định nguồn tiền mà người ta dùng để mua tiền ảo có phải là tiền bất hợp pháp hay không nên cũng không thể xác định các đối tượng kinh doanh “tiền ảo” có rửa tiền hay không. .

Do vậy, với những thông tin tôi cung cấp, bạn đã có thể xác định nên hay không nên kinh doanh “tiền ảo”. Và do chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này nên tôi chưa thể cung cấp chính xác các văn bản pháp luật mà bạn đang quan tâm.

2. Tư vấn về thành lập công ty kinh doanh tiền ảo trong game online ?

Kính chào Xin giấy phép! Hiện tại công ty mình muốn thành lập một trang thương mại điện tử kinh doanh các game online tại Việt Nam. Công ty sẽ rao bán các account của game ra vnđ và hưởng hoa hồng, mua tiền ảo trong game và bán lại cho game thủ khác bằng vnđ thông qua thanh toán online trên website.

Mở cho vay tín dụng trên tiền ảo trong game, có thể thế chấp bằng tài khoản game để lấy vnđ. Mình muốn hỏi những công việc đó có hợp pháp không nếu mình tiến hành kê khai và nộp thuế cho nhà nước. Nếu được pháp luật cho phép thì mình tiến hành đăng ký thủ tục gì ?

Cảm ơn luật sư!

Tư vấn về thành lập công ty kinh doanh tiền ảo trong game online ?

Luật sư trả lời:

Trong trường hợp này, việc cho vay, nhận thế chấp hay rao bán các tài khoản game hưởng hoa hồng,…là các hoạt động trung gian, hỗ trợ cho quá trình thanh toán giữa những người chơi game với nhau. Khoản 1 Điều 2 quy định cụ thể như sau:

“Dịch vụ hỗ trợ thanh toán trong trò chơi điện tử: là toàn bộ những hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thu được tiền từ người chơi, bao gồm hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và các hình thức thanh toán khác theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 , :

“6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

Như vậy, tiền ảo không được xem là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch thanh toán theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, tiền ảo là một phương tiện thanh toán không hợp pháp, cụ thể:

“7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này.”

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp là một hành vi bị cấm. Do đó, hành vi cho vay bằng tiền ảo trên game là một hành vi bị cấm, trong trường hợp cố tình thực hiện thì bên bạn có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP về lĩnh vực tiền tệ hoặc xử lý hình sự về hành vi kinh doanh trái phép.

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 6 Điều 27 , hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với cá nhân, phạt tiền gấp 02 lần đối với tổ chức vi phạm.

Đồng thời, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 , .

Đối với hành vi rao bán các tài khoản game, các vật phẩm trên game, trả bằng tiền VNĐ, Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định cụ thể như sau:

Điều 7. Quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.

2. Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo.

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.

4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.

5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.”

Như vậy, hành vi mua bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa người chơi với nhau bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Do đó, bên bạn cũng không được phép rao bán các tài khoản game hoặc làm trung gian thanh toán của những người chơi có giao dịch trên. Xem thêm:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Giữ nguyên tiền ảo Ripple trong ví nhưng không sử dụng thì có sao không ?

Chào Văn phòng Luật sư Minh Khuê, Tôi có một người bạn, bạn ấy có mua tiền ảo Ripple của một tổ chức (không có pháp lý tại Việt Nam) khoảng 20 triệu đồng, nay giá trị tiền Ripple đã tăng lên đáng kể.

Tôi được biết là đến ngày 1/1/2018, luật cấm các loại tiền ảo, tiền kỹ thuật số chính thức có hiệu lực, vậy trong trường hợp của bạn tôi, đã mua Ripple từ trước và đã trữ trong ví của Ripple.

Khi luật có hiệu lực, bạn tôi không rút tiền, không trao đổi, mua bán, mà chỉ tích trữ trong ví đã mua sẵn từ trước đó, vậy có bị phạt, có bị đi tù không ? Trường hợp khác là nếu bán cho người nước ngoài, sau đó họ gửi tiền về tài khoản ngân hàng bằng dollar mỹ trong khi luật đã có hiệu lực thì có sao không ?

Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Xin cảmm ơn Luật sư !

Giữ nguyên tiền ảo Ripple trong ví nhưng không sử dụng thì có sao không ?

Luật sư trả lời:

Theo Điều 206 BLHS 2015 sửa đổi về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng quy định, từ 1-1-2018, người nào thực hiện một trong các hành vi: Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; Làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán… gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100-dưới 300 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng-3 năm.

Về xử lý hành chính, Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này. Trong khi đó, Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định về hành vi bị cấm bao gồm: Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.

Về chế tài xử lý, Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng nêu rõ, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị phạt tiền từ 150-200 triệu đồng.

Vậy trong trường hợp người bạn của bạn chỉ tích trữ mà không đem số tiền ảo này đi giao dịch thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Giữ nguyên tiền ảo Ripple trong ví nhưng không sử dụng thì có sao không ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Hướng dẫn chống mã độc đào tiền ảo đang lây lan trên Facebook Messenger

hướng dẫn chống mã độc đào tiền ảo đang lây lan trên Facebook Messenger và cách phòng ngừa:

Hướng dẫn chống mã độc đào tiền ảo đang lây lan trên Facebook Messenger

Luật sư tư vấn:

Ngày 19/12/2017, Cục An toàn thông Bộ TT&TT đã ban hành Công văn 683/CATTT-TĐQLGS về biện pháp phòng, chống mã độc đang lây lan qua ứng dụng Facebook Messenger tại Việt Nam.

Hiện nay, nhiều người dùng sử dụng ứng dụng Facebook Messenger tại Việt Nam đã trở thành nạn nhân của một loại mã độc được cho là sử dụng để đào tiền ảo.

Mã độc này lây lan bằng cách gửi đi một tập tin tên là video_xxx.zip (trong đó xxx là các số ngẫu nhiên). Đây là một tập tin nén trong đó có chứa tập tin với định dạng mp4.exe, thực chất là tập tin thực thi của hệ điều hành Windows. Tuy nhiên người dùng thông thường lại nhầm tưởng là tập tin Video (mp4) nên dễ dàng tin tưởng mở tập tin.

Theo đó Công văn khuyến nghị người dùng Facebook nên:

– Cảnh giác và không mở các tập tin hay đường dẫn lạ được gửi qua Facebook Messenger hay bất kỳ ứng dụng truyền thông nào khác (ví dụ: Viber, Zalo, thư điện tử, …).

– Nếu nhận được các thông tin (tập tin hoặc đường dẫn) lạ, có thể thông báo hoặc gửi thông tin về Cục An toàn thông tin để tổng hợp và phân tích, cảnh báo khi có những dấu hiệu, nguy cơ tấn công mạng mới.

– Đối với người dùng đã bị lây nhiễm cần cài đặt và cập nhật các phần mềm phòng, chống mã độc, virus để phát hiện và ngăn chặn, loại bỏ mã độc.
Nếu nhận được các thông tin (tập tin hay đường dẫn lạ), các tổ chức, đơn vị có thể thông báo hoặc gửi thông tin về Cục An toàn thông tin qua số điện thoại: 024.3943.6684 hay qua thư điện tử: ais@mic.gov.vn để được phối hợp, hỗ trợ.

Nội dung Công văn như sau:

“Sáng 19/12/2017, nhiều người dùng sử dụng ứng dụng Facebook Messenger tại Việt Nam đã trở thành nạn nhân của một loại mã độc được cho là sử dụng để đào tiền ảo. Mã độc này lây lan bằng cách gửi đi một tập tin tên là video_xxx.zip (trong đó xxx là các số ngẫu nhiên). Đây là một tập tin nén trong đó có chứa tập tin với định dạng mp4.exe, thực chất là tập tin thực thi của hệ điều hành Windows. Tuy nhiên người dùng thông thường lại nhầm tưởng là tập tin Video (mp4) nên dễ dàng tin tưởng mở tập tin.

Qua phân tích kỹ thuật ban đầu của Cục An toàn thông tin, loại mã độc này khi lây nhiễm vào máy tính người dùng sẽ thực hiện những hoạt động sau:

Mã độc tự động tải và cài đặt một số tập tin độc hại: 7za.exe, files.7z từ trang web độc hại có tên miền yumuy.johet.bid (với các mẫu mã độc khác nhau, tên miền này có thể thay đổi).

Mã độc sẽ sử dụng tập tin 7za.exe để giải nén tập tin file.7z, sau đó lấy tiện ích mở rộng (extension) độc hại và tự động cài đặt tiện ích mở rộng này này vào trình duyệt Chrome. Đồng thời, mã độc này không cho người dùng truy cập vào phần quản lý tiện ích mở rộng của trình duyệt. Trong tập tin được giải nén có chứa các tập tin thực thi được cho là sử dụng nhằm mục đích lợi dụng tài nguyên máy tính người dùng để đào tiền ảo.

Thông qua các biện pháp kỹ thuật xác định được tác giả của mẫu mã độc này có thể đang sử dụng địa chỉ email có tên miền là kadirgun.com.

Theo các chuyên gia an toàn thông tin, những người dùng trình duyệt Chrome là đối tượng chính của mẫu mã độc này. Không loại trừ khả năng trong thời gian tới sẽ xuất hiện các mẫu mã độc nhằm vào các trình duyệt khác.

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh nguy cơ bị tấn công bởi mã độc, Cục An toàn thông tin khuyến nghị:

– Cảnh giác và không mở các tập tin hay đường dẫn lạ được gửi qua Facebook Messenger hay bất kỳ ứng dụng truyền thông nào khác (ví dụ: Viber, Zalo, thư điện tử, …).

– Nếu nhận được các thông tin (tập tin hoặc đường dẫn) lạ, có thể thông báo hoặc gửi thông tin về Cục An toàn thông tin để tổng hợp và phân tích, cảnh báo khi có những dấu hiệu, nguy cơ tấn công mạng mới.

– Đối với người dùng đã bị lây nhiễm cần cài đặt và cập nhật các phần mềm phòng, chống mã độc, virus để phát hiện và ngăn chặn, loại bỏ mã độc.

Khi triển khai các nội dung nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Quý đơn vị có thể liên hệ với Cục An toàn thông tin, số điện thoại: 024.3943.6684, thư điện tử ais@mic.gov.vn để được phối hợp, hỗ trợ.”

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Hướng dẫn chống mã độc đào tiền ảo đang lây lan trên Facebook Messenger. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Buôn bán tiền ảo từ Mỹ qua Việt Nam có được pháp luật cho phép ?

Kính chào Xin giấy phép! Tôi hiện đang sinh sống tại Hoa Kì, hiện nay giá các loại tiền ảo (bitcoin, ethereum v. v. ) đang lên cao, tôi có ý tưởng kinh doanh nhưng còn nhiều thắc mắc về pháp Luật Việt Nam.

Nếu như tôi mua một số lượng x tiền ảo tại mỹ với giá y, sau đó chuyển về việt nam theo dạng điện tử, đồng nghĩa với việc chuyển trực tiếp không qua nhà băng hay bên trung gian nào. Tôi rao bán số tiền ảo này ở Việt Nam với giá cao hơn để lấy lợi nhuận. Người mua chuyển tiền trực tiếp vào trong tài khoản vietcombank của người quen của tôi tại việt nam. Sau đó hàng tháng người quen ở Việt Nam rút tiền ra và chuyển lại cho tôi sang Mỹ. Luật sư cho hỏi:

1. Việc mua bán tiền ảo như vậy (btc/vnđ – mua tiền ảo bằng việt nam đồng) có hợp pháp hay không.

2. Tôi làm việc theo dạng cá nhân không phải doanh nghiệp, tôi có trách nhiệm đóng thuế trong việc này hay không?

3. Người thân của tôi là giáo viên, có khai báo với ngân hàng là ngành nghề giáo viên, việc hàng tháng có lượng tiền trên 1 tỷ Việt Nam đồng chuyển vào tài khoản và được rút ra có ảnh hưởng gì hay không ?

4. Luật sư có thể cho tôi lời khuyên nào để tôi có thể thực hiện việc này một cách hợp pháp và chặt chẽ nhất !

Tôi xin chân thành cảm ơn Xin giấy phép !

Buôn bán tiền ảo từ Mỹ qua Việt Nam có được pháp luật cho phép ?

Luật sư trả lời:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 7 , doanh nghiệp tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Hiện nay, mua bán, sử dụng tiền ảo được thực hiện rất nhiều trên thực tế tuy nhiên điều này không có nghĩa là pháp luật cho phép đối với hành vi này.

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 :

Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại

1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”

Ngoài hai loại tiền quy định ở trên, việc phát hành một loại tiền khác phải được ngân hàng Nhà nước công bố phát hành theo quy định tại Điều 10 Nghị định 140/2012/NĐ-CP. Như vậy, tiền ảo không phải là một loại tiền được Ngân hàng Nhà nước phát hành để làm phương tiện thanh toán.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 1 , tiền ảo không phải là một phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện nay, cụ thể như sau:

6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này.”

Căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 6, Điều 27 , Việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Bộ Luật Hình sự 2015 cũng quy định hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 206 BLHS.

Căn cứ các quy định nêu trên, hành vi mua bán tiền ảo từ Mỹ về Việt Nam để phát sinh lợi nhuận là không hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do hoạt động kinh doanh này bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam nên cũng sẽ không xác định nghĩa vụ tài chính về thuế đối với trường hợp này.

Đối với trường hợp của người thân bạn, tham gia vào quá trình giao dịch, nhận thanh toán tiền VIệt Nam đồng đối với tiền ảo mà bạn bán ra, thu về lợi nhuận cũng được xem là hành vi sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo thông tin mà bạn cung cấp, người thân bạn còn là viên chức thì còn có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp này, do pháp luật cấm nên bạn không được phép thực hiện kinh doanh theo phương thức trên. Mặt khác, nếu bạn kinh doanh tiền ảo ngoài việc bị gặp rủi ro pháp lý như đã nêu ở trên, bạn còn có thể gặp những rủi ro khác phát sinh từ chính tính chất không ốn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro của tiền ảo, tội phạm rửa tiền, lừa đảo,… Xem thềm một số quy định tại và ,

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật về “Buôn bán tiền ảo từ Mỹ qua Việt Nam có được pháp luật cho phép?” Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

6. Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo

Ngày 13/4/2018, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo. Nội dung cụ thể như sau:

Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo

Kinh doanh và sử dụng tiền ảo tại Việt nam có phạm pháp không – Ảnh minh họa

————————–

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 02/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2018

CHỈ THỊ

VỀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN ẢO

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác (sau đây gọi tắt là tiền ảo), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng); các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiêm túc thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo như sau:

I. YÊU CẦU CHUNG

1. Triển khai hiệu quả các giải pháp về phòng chống rửa tiền, tăng cường các biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán cho mục đích mua bán, trao đổi tiền ảo hoặc sử dụng tiền ảo như phương tiện thanh toán.

2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát về phòng chống rửa tiền, cấp tín dụng, mở và sử dụng tài khoản, thanh toán, chuyển tiền và các hoạt động liên quan khác có thể bị lợi dụng để phục vụ giao dịch tiền ảo nhằm bảo đảm các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, tuân thủ quy định pháp luật.

II. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

1. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền, bù trừ và quyết toán, chuyển đổi tiền tệ, thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế.

2. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo; rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo, các tổ chức có hoạt động xử lý giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo và có biện pháp xử lý đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và quản lý ngoại hối.

II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo theo các nội dung liên quan tại điểm 2, điểm 3 Mục III Chỉ thị này.

2. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đề xuất, xây dựng khung pháp lý quản lý, xử lý đối với các loại tiền ảo, tài sản ảo và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán để mua bán, trao đổi tiền ảo, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật.

3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối phối hợp với Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc thanh tra về rủi ro tiền ảo đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trường hợp xét thấy cần thiết, có nguy cơ rủi ro hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

IV. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Căn cứ chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ được giao, chủ động thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các quy định pháp luật có liên quan đối với hoạt động tiền ảo tới các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên địa bàn để biết và thực hiện.

2. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện các giao dịch, hoạt động tiền ảo có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật để xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý, đặc biệt đối với hoạt động sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái quy định pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, biện pháp cụ thể tại Chỉ thị này.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể tại Chỉ thị này và báo cáo kết quả thực hiện về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) trước ngày 30/06/2018./.

Nơi nhận:
– Như điểm 2,3 mục V;
– Thủ tướng Chính phủ;
và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Thống đốc NHNN (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ Công an;
– Bộ Tư pháp;
– Ban Lãnh đạo NHNN;
– Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
– Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TT.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *