Quyền lợi của người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng lao động do công ty tái cơ cấu?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi làm việc cho công ty vietjet air từ tháng 2/2017, ký hợp đồng chính thức từ tháng 5, đến nay do cơ cấu lại vị trí quản lý, nên vị trí của tôi không cần thiết và công ty quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Công ty yêu cầu tôi bàn giao công việc để chấm dứt hợp đồng nhưng không có bất kỳ bồi thường nào ngoài quy đinh 49 Bộ Luật Lao động

Lý do công ty đưa ra như sau:

1. Đối với trường hợp công ty thay đổi cơ cấu nên chấm dứt không cần phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước cho người lao động như quy định tại điều 38 bộ luật lao động nên bạn cũng không được trả tiền do vi phạm thời gian báo trước ?

2. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại điều 49 của bộ luật này” ?

3. Theo đó, do bạn ký hợp đồng lao động từ tháng 3 năm 2015, đã được người sử dụng lao động đóng nên bạn hoàn toàn không được chi trả trợ cấp mất việc khi chấm dứt hợp đồng lao động nữa trong thời gian từ 21/8/2017 đến 31/8/2018, đề nghị. Hoàn tất các thủ tục bàn giao theo quy định để công ty làm các quyết định chấm dứt cùng các khoản trợ cấp theo quy định luật. Tôi đã làm việc tại công ty đến thời điểm này là 6 tháng nhưng không được tính kpi 6 tháng. Một phần tiền lương của tháng trước và tiền làm thêm giờ vẫn chưa được chi trả. Tôi đã email giám đốc nhân sự về việc chi trả phần lương chênh lệch chưa chi trả và các khoản trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhưng không nhận được trả lời. Trong trường hợp của tôi, tôi phải làm sao để đòi các quyền lợi của mình ?

Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến cho Công ty Xin giấy phép của chúng tôi! Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng khi chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải tuân thủ đúng các quy định theo Điều 44 Bộ Luật Lao động năm 2012, cụ thể: :

Thứ nhất: về lý do: thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế. Những thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế được quy định cụ thể tại Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ – CP như sau: Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế; thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Thứ hai: Số lượng người lao động bị ảnh hưởng: từ hai người trở lên.

Thứ ba: các thủ tục phải thực hiện trước khi cho người lao động thôi việc: xây dưng và thưc hiện phương án sử dụng lao động.

Thứ tư: chỉ cho thôi việc đối với nhiều người lao động sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh (Sở lao động thương binh và xã hội)

Như vậy, để tiến hành chấm dứt hợp đồng khi công ty có sự thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì người sử dụng lao động phải tuân thủ cả 4 điều kiện trên. Nếu vi phạm một trong bốn điều kiện sẽ dẫn đến trái pháp luật. Ở đây do các tình tiết bạn đưa ra không cụ thể nên chúng tôi đưa ra các yếu tố như vậy để bạn có thể đối chiếu với trường hợp của mình.

Nếu công ty đảm bảo bốn điều kiện trên thì có những trao đổi của công ty với quý khách là đúng. Công ty không phải báo trước một khoảng thời gian như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định, khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ thì nếu như có công việc mới thì phải ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Nếu trường hợp không thể sắp xếp được công việc mới có người lao động thì sẽ phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về thời gian tính trợ cấp mất việc như sau:

Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Như vậy, nếu như theo thông tin bạn cung cấp thời gian bạn làm đều đã được đóng bảo hiểm thất nghiệp thì trường hợp này bạn sẽ không được chi trả trợ cấp mất việc làm nữa.

Còn về vấn đề khoản tiền lương chưa được thanh toán, bạn cần có ý kiến với công ty về việc trả khoản tiền này cho bạn. Nếu như bên công ty chưa thực hiện thì bạn sẽ có ý kiến lên công đoàn. Trường hợp mà cả hai bên đó không thực hiện cho mình thì bạn có thể làm lên Tòa án để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Quyền lợi của người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng lao động do công ty tái cơ cấu?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Lao động – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *