Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp cha không nhận con?

Em xin chào văn phòng luật minh khuê. Em đã được đọc nhiều chuyện gia đình mà văn phòng luật mình tư vấn cho mọi người. Hôm nay e có việc muốn các anh/ chị tư vấn giúp em để e có thể đòi lại công bằng cho em và con.

Chuyện của em cu thể như sau: Em ly hôn 26/03/2014, vợ chồng có đứa con chung, em nhận việc nuôi con và hàng tháng bố cháu trợ cấp cho cháu là 1.500.000đ. Cuối tháng 7 bố bé có về thăm cháu, và xin ngủ lại với cháu, em nghĩ tình cảm bố con nên em đồng ý, rồi hôm đó bố cháu nói chuyện với e muốn quay lại để con có bố có mẹ, vì là phụ nữ, cộng với việc em còn tình cảm với người đó nên em đồng ý. Cứ thế a cuối tuần lại về, đợt nào bận việc thì 2 tuần ghé qua nhà. Đến tháng 10.2014 em có thai, khi em báo tin thì anh ấy bảo em bỏ đứa trẻ đi, nó ra đời lúc này là không được, sẽ rất khổ… em không thể làm việc thất đức được, và em quyết định giữ đứa trẻ đó, sau khi em được 10 tuần anh ấy về đưa em đi khám, mua sữa..rồi cứ thế trôi đi, anh ấy không nhắc đến chuyện giết đứa trẻ nữa, anh ấy vẫn quan tâm chăm sóc mẹ con em.

Cho tới khi em 7 tháng, anh ấy đi công tác vũng tàu anh ấy bảo mẹ con em thu xếp về quê (trước em sống ở hà nội, anh ấy là bộ đội hải quân đóng tại hải phòng, quê em và anh ấy ở thanh hóa gần nhà nhau), khi em về mẹ anh ấy biết chuyện nên làm lớn chuyện, tung tin rằng em ăn nằm với người khác rồi đổ thừa cho anh ấy. Em vẫn không nói gì cho tới 1 hôm anh ấy gọi điện về chửi em rằng sống không biết điều, tung tin xấu cho anh ấy, và sẽ không bao giờ có chuyện quay lại với mẹ con em. Rằng em đi xin con, rồi anh ấy về vì nhớ con rồi có ngủ với em chỉ là theo kiểu bóc bánh trả tiền. Em như đứng tim, sau đó em điều tra thì phát hiện anh ấy đưa vợ sắp cưới về nhà nhiều lần và nếu không phải đi công tác thì đã cưới rồi. Em xem như số mình khổ, em im lặng cho tới ngày sinh con được 15 ngày em chủ động liên lạc và hỏi anh có nhận con không? Nhưng vẫn không nhận. Đúng khi con em 3 tháng nó cưới vợ. Giờ em muốn nghe lời tư vấn từ các anh chị, việc em muốn làm là làm đơn ra đơn vị trình báo sự việc, để đơn vị giải quyết. Liệu em làm vậy có được không?

E xin cảm ơn anh chị đã đọc mail của e.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụccủa Công ty Xin giấy phép.

>> Luật sư tư vấn cách xác định cha cho con theo luật, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Xác định cha, mẹ cho con:

Theo thông tin bạn cung cấp hiện tại cha đứa bé không chịu nhận con căn cứ theo Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau :

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Theo đó trường hợp cha không thừa nhận con phải có chứng cứ là anh ta không phải là cha đưa trẻ và phải được Tòa án xác định. Đồng thời căn cứ theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân tại địa phương xác định cha cho con mình để con bạn được nhận cha và yêu cầu anh ta thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con mình. Vậy nếu muốn xác định cha cho con bạn nên làm đơn đến TAND, đơn vị chồng cũ của bạn đang công tác không có nghĩa vụ phải giải quyết việc xác định này, việc đơn vị xử lý hành vi của chồng bạn như thế nào sẽ dựa trên nội quy và kỉ luật riêng của đơn vị .

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con.

2. Nghĩa vụ của cha mẹ đổi với người con:

Trường hợp bạn chứng minh được đứa con này là con của chồng cũ thì anh ta phải thực hiện các nghĩa vụ với con theo đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

3. Mức cấp dưỡng của cha mẹ với con:

Theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về mức cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn như sau:

– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không được thì yêu cầu toà án giải quyết.

– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi và việc thay đổi sẽ do các bên thoả thuận, trường hợp không thể tự thoả thuận thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *