Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được quy định như thế nào?

Quy định mới nhất của Luật sở hữu trí tuệ về điều kiện để được đăng ký bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý và một số hướng dẫn liên quan đến việc đăng ký chỉ dẫn sẽ được luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được quy định như thế nào?

1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:

a) Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;

>>

– Truyền hình Nhân Dân

b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

c) Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);

d) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

đ) Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.

2. Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;

b) Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

c) Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 của Luật này;

d) Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;

đ) Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 của Luật này;

e) Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.

Tham khảo:

>> ;

>>

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan:

2. Mẫu Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (Mẫu số: 05-CDĐL)

Minh Khuê xin giới thiệu mẫu Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (Mẫu số: 05-CDĐL) ban hành kèm theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ). Thông tin pháp lý liên quan vui lòng liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ.

TỜ KHAI

ĐĂNG KÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

TÊN CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Chỉ dẫn địa lý

Chú thích

— Chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ ở nước xuất xứ, cụ thể là:

Đăng ký số:

Ngày: Nước:

— Chỉ dẫn địa lý chưa được đăng ký

CHỦ ĐƠN

(Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý)

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN

— là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn

— là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được chủ đơn uỷ quyền

— là người khác được chủ đơn uỷ quyền

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN

SẢN PHẨM MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Tên sản phẩm:

Tóm tắt tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm:

PHÍ, LỆ PHÍ

Loại phí, lệ phí

Số đối tượng tính phí

Số tiền

— Lệ phí nộp đơn

— Lệ phí công bố đơn

— Lệ phí thẩm định nội dung

Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là:

Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản):

CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

Tài liệu tối thiểu:

— Tờ khai, gồm………trang x ………bản

— Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm,

gồm…….trang x …….bản

— Bản đồ khu vực địa lý gồm…….trang x …….bản

— Chứng từ phí, lệ phí

Tài liệu khác:

— Tài liệu chứng minh CDĐL đang được bảo hộ ở nước xuất xứ,

gồm…. trang

— Bản dịch tiếng Việt, gồm……trang

— Giấy uỷ quyền bằng tiếng……..

— bản dịch tiếng Việt, gồm…….trang

— bản gốc

— bản sao ( — bản gốc sẽ nộp sau

— bản gốc đã nộp theo đơn số:…….)

— Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

—

—

Cán bộ nhận đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

—

—

—

—

CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN

Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: …… ngày … tháng … năm …

Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn

(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

CÁC TÀI LIỆU KHÁC

(Khai chi tiết từng loại tài liệu: tên, số trang . . .)

CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN

Chú thích: Trong trang này và các trang sau, chủ đơn/đại diện của chủ đơn đánh dấu “x” vào ô vuông — nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp.

3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Hà Giang cho sản phẩm cam sành

Ngày 10/10/2016 Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 4092/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00052 cho sản phẩm cam sành “Hà Giang” nổi tiếng.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Hà Giang cho sản phẩm cam sành

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Cam sành “Hà Giang” từ lâu vẫn được xem là một trong loại cam ngon được xếp vào hàng đặc sản của Việt Nam, là loại cây ăn quả nổi bật, có thế mạnh và được đông đảo người dân ưa thích. Cam sành Hà Giang đạt top 10 sản phẩm, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chứng nhận, được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực, thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon – tinh hoa ẩm thực Việt” do người tiêu dùng bình chọn.

Cam sành Hà Giang tròn hơi dẹt, vỏ sần sùi, lớp cùi phía trong dày hơn các loại quả khác cùng chi. Khi chín vỏ màu vàng cam, màu rất tươi. Cam có trọng lượng quả từ 212 – 275g, đường kính quả từ 7,49 – 8,34 cm, chiều cao quả từ 5,84 – 6,51cm, cam có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và pha giôn giốt chua nhưng rất ngon. Tép cam mọng nước, màu vàng đỏ, nhiều múi, thích hợp để ép lấy nước hoặc có thể sử dụng trực tiếp sau khi bóc vỏ. Hàm lượng vitamin C từ 19,54 – 24,61 mg/100g dịch quả, axit hữu cơ tổng số từ 0,63 – 0,78 %, đường tổng số từ 6,89 – 8,12 %, độ Brix từ 8,25 – 9,60 %, hàm lượng nước từ 87,22 – 89,34 %.

Cam sành Hà Giang có được danh tiếng và đặc thù như vậy là nhờ khu vực địa lý rất thích hợp với quá trình sinh trưởng của cây cam sành và kinh nghiệm tích lũy được của người dân trồng cam. Cây cam sành có đặc tính ưa đất vùng núi với khí hậu mát mẻ. Khu vực địa lý là vùng thuộc phía Nam tỉnh Hà Giang có khí hậu ôn hòa, mưa nhiều, mát về mùa hè và không quá giá lạnh về mùa đông. Đây là vùng thấp thuộc lưu vực sông Lô, sông Bạc và sông Con, độ cao dưới 500 mét so với mực nước biển, là vùng lòng chảo thấp dần từ Bắc xuống Nam, có phát triển trên thềm phù sa cổ gồm 3 nhóm đất chính: đất phù sa, đất đỏ vàng, đất thung lũng. Thổ nhưỡng không giống những vùng khác, thành phần cơ giới của đất là từ cát pha thịt đến thịt pha sét và cát. Cấp hạt cát từ 39,1 – 63,9%. Cấp hạt thịt từ 12,1 – 27,4%. Cấp hạt sét từ 18,2 – 38,9%. Độ ẩm đất từ 18,5 – 22,7%. Các loại đất đều chua pHKCL từ 3,8 – 4,7. Đất có hàm lượng cacbon hữu cơ, đạm tổng số ở mức trung bình từ 0,91 – 1,81% OC. Độ chua trao đổi từ 0,70 – 3,60 lđl/100g đất. Dung tích hấp thu CEC ở mức trung bình, từ 7,95 – 12,89 lđl/100g đất, tổng các Cation kiềm trao đổi ở mức trung bình, từ 1,27 – 2,38 meq/100g. Tổng lượng nhiệt cả năm của khu vực địa lý trên 8.200oC, nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 22 – 24oC, độ ẩm trung bình năm từ 84 – 87%. Tổng lượng mưa bình quân năm 2.600 – 4.000 mm, tổng lượng bốc hơi trung bình năm là 700 – 800 mm. Khu vực địa lý có lượng mưa cao, nhưng lượng bốc hơi thấp nên đất đai được giữ ẩm, phù hợp với sự phát triển của cam sành.

Ngoài ra, người dân trồng cam sành Hà Giang biết chọn đất là loại đất đồi rừng mới khai phá, đất bồi tụ hoặc đất bãi ven sông, suối, đây là những loại đất nhiều mùn, chất dinh dưỡng cao. Chọn những cây cam có chất lượng tốt, năng suất cao để ghép hoặc chiết cành, chọn thời vụ trồng cam khi thời tiết mát mẻ, có mưa để cam dễ phát triển. Chủ động diệt lộc đông, khoanh cành, cuốc đất xung quanh tán… nhằm hạn chế sự phát triển của cây, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình ra hoa, đậu quả sau này. Trong giai đoạn ra hoa, chủ động nuôi ong mật nhằm đạt tỷ lệ đậu quả cao cùng nhiều kinh nghiệm khác trong quá trình chăm sóc để sản phẩm có chất lượng tốt.

Khu vực địa lý: Thị trấn Việt Quang, thị trấn Vĩnh Tuy, xã Đức Xuân, xã Đông Thành, xã Đồng Tâm, xã Đồng Tiến, xã Đồng Yên, xã Bằng Hành, xã Hùng An, xã Kim Ngọc, xã Liên Hiệp, xã Quang Minh, xã Tân Quang, xã Tân Thành, xã Thượng Bình, xã Tiên Kiều, xã Vô Điếm, xã Việt Hồng, xã Việt Vinh, xã Vĩnh Hảo, xã Vĩnh Phúc thuộc huyện Bắc Quang; xã Yên Bình, xã Bằng Lang, xã Hương Sơn, xã Tân Bắc, xã Tân Trịnh, xã Tiên Yên, xã Vĩ Thượng, xã Xuân Giang, xã Yên Hà, xã Yên Thành thuộc huyện Quang Bình; Thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Việt Lâm, xã Đạo Đức, xã Quảng Ngần, xã Trung Thành, xã Việt Lâm, xã Ngọc Linh thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Theo Phòng Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế noip.gov.vn

4. Công bố văn bằng bảo hộ và trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý ”HUẾ” cho sản phẩm nón lá

Sáng ngày 05/11/2010, tại thành phố Huế đã diễn ra lễ công bố văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ”Huế” cho sản phẩm nón lá của tỉnh Thừa Thiên Huế và trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý. Đến tham dự buổi lễ có ông Phan Ngọc Thọ – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Huỳnh Minh Nhật – Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, đại diện các sở, ban, ngành và các địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện những người thợ sản xuất nón lá trên địa bàn Thừa Thiên Huế cùng

Ông Trần Ngọc Nam – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế đã giới thiệu tóm tắt quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý ”Huế” cho sản phẩm nón lá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa ủy quyền của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, ông Huỳnh Minh Nhật – Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ đã trao Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý ”Huế” cho sản phẩm nón lá của tỉnh Thừa Thiên Huế cho ông Trần Ngọc Nam – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế. Tiếp đó, ông Phan Ngọc Thọ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao Quyết định ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý cho bà Nguyễn Thị Thúy Hòa – Chủ tịch Hội Nón lá Huế.

Công bố văn bằng bảo hộ và trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý ”HUẾ” cho sản phẩm nón lá

Ông Phan Ngọc Thọ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao Quyết định ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý ”Huế” cho bà Nguyễn Thị Thúy Hòa – Chủ tịch Hội Nón lá Huế

Phát biểu tại buổi lễ, Ông Phan Ngọc Thọ nêu rõ việc Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00020 theo Quyết định 1347/QĐ-SHTT của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ và Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá ở tỉnh Thừa Thiên Huế là kết quả sự nỗ lực của Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, Hội Nón lá Huế cùng các sở, ngành, các địa phương, những người thợ sản xuất nón lá của tỉnh Thừa Thiên Huế và sự chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh mang lại. Sự kiện này đã nâng cao hơn nữa giá trị cùng uy tín của chiếc nón Huế và nghề nón lá ở tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ trong cả nước mà còn cả trên thế giới, đồng thời cũng yêu cầu Hội Nón lá Huế, Sở Khoa học và Công nghệ cùng các sở, ngành, các địa phương tiếp tục tìm các giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn hiện nay của nghề nón đồng thời phát huy giá trị kinh tế cũng như văn hóa do chỉ dẫn địa lý mang lại cho cộng đồng những người làm nón và của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thay mặt Hội Nón lá Huế, bà Nguyễn Thị Thúy Hòa cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã tin tưởng và trao quyền tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý ”Huế” cho Hội nón lá Huế. Hội Nón lá Huế sẽ cùng với các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh quyết tâm tìm những biện pháp cụ thể trong việc khai thác và nâng cao giá trị của chỉ dẫn địa lý nhằm tăng thêm thu nhập của người thợ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nguồn: Văn phòng 3 (Theo: http://noip.gov.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *