Xúc phạm đến danh dự của bạn trong lớp bị phạt như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi luật sư! Tôi hiện đang là học sinh lớp cuối cấp, tôi xin trình bày một việc như sau: Vừa qua tôi tham gia lớp học thêm ở một nhà cô giáo, trong đó tôi quen một bạn (tạm gọi là A) vì từng học cùng trường. A dẫn theo một người bạn là B, cả hai cùng học được một thời gian thì nghỉ. Sau khi A và B nghỉ, tôi vẫn tiếp tục theo học thêm và không gặp lại cả hai người đó nữa, cũng không giữ bất cứ thông tin liên lạc nào.

Mục lục bài viết

Cho đến những ngày vừa qua, tôi nhận được điện thoại từ cô giáo với nội dung rằng tôi nhận tiền học từ hai bạn A và B mà không trả, và bố mẹ hai bạn yêu cầu gặp mặt trực tiếp tôi. Tôi vô cùng bất ngờ vì như đã trình bày ở trên, tôi không hề gặp hai bạn sau khi hai bạn đã nghỉ. A và B vu oan rằng họ bắt gặp tôi trên đường vào những ngày giáp Tết, và nhờ tôi nhận số tiền hơn 4 triệu đồng học phí cho cô giáo. Tôi khẳng định rằng mình không hề gặp hai bạn, cũng chưa bao giờ nhận được số tiền nêu trên. Tôi nên làm gì để giải quyết vấn đề này ạ? A và B đã xúc phạm đên danh dự và nhân phẩm của tôi, vu oan và đặt điều cho tôi, tôi không làm. Tôi cảm thấy rất bức xúc và bế tắc khi ở trong tình cảnh này.

Cháu xin chân thành cảm ơn!.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của .

>>

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý.

2. Nội dung tư vấn.

2.1 Yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, Cụ thể các yếu tố cấu thành của tội danh này như sau:

Mặt chủ thể của tội phạm: Có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

Về mặt khách thể của tội phạm: Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Về mặt chủ quan của tội phạm: Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau: Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên;Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ.

Những hành vi khách quan cần có những điểm đáng lưu ý sau: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

2.2 Yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản là gì?

Sử dụng trái phép tài sản được hiểu là hành vi khai thác lợi ích của tài sản (hay khai thác giá trị sử dụng của tài sản) của người khác mà không được sử đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đó và trái với quy định của pháp luật với mục đích vì vụ lợi.

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi: Có hành vi sử dụng tài sản của người khác. Nghĩa là khai thác giá trị sử dụng tài sản của người khác, như dùng xe ôtô của cơ quan Nhà nước chở hàng thuê để thu lợi riêng hoặc mượn xe của cá nhân để chở khách hay đi buôn lậu.

Đối tượng của tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chứng chính trị – xã hội, của công dân và của các chủ sở hữu khách (trước đây theo quy định của BLHS 1995 thì chỉ tài sản của xã hội chủ nghĩa mới là đối tượng của tội phạm này).

Việc sử dụng lại tài sản nêu trên phải không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản hay người có trách nhiệm quản lý tài sản đó và phải trái với quy định của pháp luật.

Tuy vậy, trường hợp sử dụng tài sản tuy không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng được pháp luật cho phép (ví dụ: cảnh sát truy bắt tội phạm sử dụng xe của cá nhân mà không được sự chấp thuận của họ…) thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Trường hợp sử dụng trái với mục đích ban đầu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu, người quản lý tài sản đó (ví dụ: mượn xe của cơ quan để chở đồ dọn nhà mình nhưng thực tế là chở hàng thuê để lấy tiền tiêu xài…), thì người sử dụng tài sản vẫn phải chịu TNHS về tội này.

Dấu hiệu khác. Có một trong các dấu hiệu sau:Giá trị tài sản bị sử dụng trái phép phải từ 100.000.000 đồng trở lên mới truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi sử dụng trái phép tài sản, đây cũng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.Thuộc trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của của người khác

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mục đích sử dụng trái phép tài sản là vì vụ lợi, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Vụ lợi, được hiểu là sử dụng tài sản trái phép nhằm thu lợi bất chính hoặc vì lợi ích cục bộ của đơn vụ cơ quan hoặc của cá nhân

Chủ thể: Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (gồm cả người có chức vụ, quyền hạn và cá nhân)

2.3 Vu khống, làm nhục người khác là gì?

Vu khống là hành vi cố ý đưa ra hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác bằng những hình thức khác nhau như truyền miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua đơn thư tố giác …

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

2.4 Vu khống và làm nhục người khác thì bị phạt như thế nào?

Trong trường hợp này nếu bạn có căn cứ chứng minh được rằng ngừoi bạn của mình có hành vi vu khống, và làm nhục bạn thì bạn có thể làm đơn lên công an, hoặc ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi bạn đang cư trú để được giải quyết. Hành vi này của A,B có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định 167/2013/NĐ-CP cụ thể tại Điẻm a khoản 1 Điều 5, cụ thể có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *