Xuất hóa đơn trước ngày phát hành thì xử lý và mức phạt như thế nào ?

Chào luật sư ! Bên công ty em khi in hóa đơn chưa xin thông báo phát hành và bên công ty em đã xuất hóa đơn khoảng 8 hóa đơn cho khách hàng. Sau khi biết chưa xin thông báo phát hành , bên nhà in yêu cầu, bên em đã làm biên bản thu hồi hết hóa đơn đã lập giao cho nhà in , nhà in in lại cuốn mới cho bên em. Bên công ty đã đi đang ký phát hành hóa đơn xuất lại cho khách hàng. Như vậy bên em sẽ bị phạt bao nhiêu tiền ? Mong luật sư tư vấn giúp em !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Thông tư 176/2016/TT-BTC

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Thông tư 10 /2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn và “Điều 11. Về Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ thì:

“Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Lập hoá đơn không đúng thời điểm.

a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hoá đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.

a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định”.

Về thời điểm xuất hóa đơn

1 .Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2.Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền. 

3.Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng. 

4.Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

5. Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

6. Ngày lập hóa đơn đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

7. Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hoá đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.

Về trình tự thủ tục đặt in hóa đơn GTGT được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập Đơn đề nghị về sử dụng hóa đơn đặt in

Trước khi DN đặt in hóa đơn GTGT thì phải gửi “ Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in” (Theo mẫu số 3.14 kèm theo  ) đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Bước 2: Đón tiếp các cán bộ thuế đến doanh nghiệp kiểm tra

Khi các cán bộ thuế đến kiểm tra trụ sở chính của doanh nghiệp. Các bạn cần chuẩn bị:

– Treo biển DN tại trụ sở chính đó.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN. Đăng ký mẫu dấu và dấu tròn.

– Có bàn ghế, sổ sách, các dụng cụ hay nguyên vật liệu chứng tỏ DN có hoạt động.

– Văn bản xác nhận về quyền sử dụng trụ sở chính của DN là hợp pháp. Như: Hợp đồng mượn nhà, thuê nhà hay giấy chứng nhận sử dụng đất của giám đốc.

– Hợp đồng mua bán hoặc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ. Chứng tỏ DN có khách hàng và có nhu cầu xuất hóa đơn cho các khách hàng.

Bước 3: Tìm đơn vị in hóa đơn

Đơn vị in hóa đơn phải là DN có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực. Và phải có giấy phép hoạt động  ngành in gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm. Bạn có thể đến Chi cục thuế để cập nhật danh sách các đơn vị in này.

Bước 4: Thanh lý hợp đồng in

Sau khi đã nhận xong hóa đơn đặt in, các bạn phải tiến hành:

– Thanh lý hợp đồng với nhà in. (nếu không thanh lý sẽ bị phạt)

– Yêu cầu nhà in xuất hóa đơn đỏ

Bước 5: Thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn

Trong khoảng 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn GTGT đặt in. Các bạn phải chú ý làm thông báo phát hành hóa đơn để gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý nhé.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *