Xử phạt như thế nào với hành vi đánh nhau gây thương tích ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi đánh nhau gây thương tích hoặc xô xát gây rối trật tự công cộng sẽ bị pháp luật xử phạt như thế nào ? Mức phạt cụ thể nếu không đủ căn cứu truy cứu trách nhiệm hình sự ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Xử phạt như thế nào với hành vi ?

Thưa Luật sư. Nhờ luật sư tư vấn giúp em một việc. Hiện tại anh rể và chị ruột em sống chung nhưng không đăng kí kết hôn. Anh rể em nhà ở Cần Thơ, thỉnh thoảng có về thăm vợ và có làm giấy tờ lưu trú ở địa phương em.

Vừa rồi, anh rể em về thăm vợ thì 3 ông anh ruột của em xông vào nhà chị ruột em đánh anh rể (vì trước đó 3 ông anh này không chấp nhận anh rể em về sống). Người anh thứ 2 giấu 1 cây gỗ trong người xông vào đánh và 2 người kia dùng tay đánh 1 mình anh rể em. Anh rể em đi khám thì bị chấn thương phần mềm. Đã có công an xã vào lập biên bản. Vậy 3 ông anh em phạm tội gì ạ?

Em xin cảm ơn !

>>

Trả lời:

Để xác định xem hành vi của 3 người anh của bạn bị chỉ xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường dân sự hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào tỉ lệ thương tật mà hành vi đánh đạp này gây ra. Vì vậy, chúng tôi đưa ra các cở pháp lý sau để bạn tham khảo về trường hợp của chị bạn.

– Điều 5 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau

“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;”

– Điều 134, quy định về Tội cố ý gây thương tích như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Vì vậy, bạn cần căn cứ vào mức độ thương tật do cơ quan giám định sức khỏe xác định để biết hành vi của 3 người kia chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

2. Mức phạt tù đối với người có hành vi đánh nhau gây thương tích là gì ?

Thưa luật sư, Em tôi năm nay 13 tuổi, nó ra đường đanh nhau với một đứa làm cho người bị đanh thương tật 62% vì lý do là nhìn đểu nó và bị công an nói là tội rất nghiêm trọng. Vậy theo luật sư e tôi e bị áo dụng hình thức xử phát nào?

Xin cảm ơn.

-Nguyễn Phương

Mức phạt tù đối với người có hành vi đánh nhau gây thương tích là gì ?

cách thức xử lý hành vi đánh nhau gây thương tích, gọi:

Trả lời:

Căn cứ quy định tại điều 12 cụ thể như sau:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về , hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép cht ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304(tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).”

Theo quy định trên, em bạn mới 13 tuổi thì chưa phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Tuy nhiên, căn cứ quy định tại khoản 2 điều 586 quy định:

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.” điều này có nghĩa là nếu em bạn gây thương tích cho người khác mà không trong thời gian nhà trường quản lý hoặc trong thời gian nhà trường quản lý nhưng nhà trường chứng minh được họ không có lỗi ( ví dụ như đáng lẽ thời gian đó em bạn phải đi học ở trường nhưng hoàn toàn không đến trường hoặc có đơn xin nghỉ học của phụ huynh…) thì bố mẹ của em của bạn có thể phải bồi thường thiệt hại cho người bị em bạn đánh theo quy định về bồi thường của , cụ thể các khoản bồi thường được xác định bao gồm các khoản:

Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

3. Tư vấn về và hình phạt ?

Thưa luật sư. Em nay 25t. Khoảng 3 năm trước em và 2 người nữa có đánh 1 người vì tội trộm chó. 2 người kia dùng kiếm với dao đánh tên ăn trộm. Còn e thì dùng gạch. Hậu quả là người đó bị thương tật 71%. Giờ bên bị hại đâm đơn bọn e với tội danh . Mà theo kết quả giám định thì vết thương nặng nhất là do viên gạch của e ạ. Giờ e muốn nhờ luật sư tư vấn giúp cho e xem là. E có bị truy tố hình sự không ạ. Và mức hình phạt là như thế nào ạ. Mà chủ mưu trong vụ này là 1 trong 2 người cầm hung khí đánh cùng em ?

E xin cảm ơn ạ

-Vũ Tuấn H

Trả lời:

Trường hợp này thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích và quy định tại khoản 5 điều 134 quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.”

Theo quy định này thì nếu bạn bị truy tố, mức án có thể phải chịu sẽ lên đến mười lăm năm. Tuy nhiên, theo những gì bạn cung cấp thì tòa có thể xem xét xử phạt bạn với tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo quy định tại điều 135 , cụ thể điểm b khoản 2 điều 135 quy định:

“Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.”

Và nếu bị xét xử theo tội này thì mức án tối đa bạn có thể phải chịu sẽ là 3 năm.

4. Nhờ người lên đánh nhưng không gây thương tích mà người bị kêu nên gây thương tích cho đối phương ?

Dạ em cháu năm nay 16 tuổi. Khi đi đá banh với đám bạn thì bị một số người chặn lại đánh. Em cháu về nhà kêu người lên đánh là người A (18 tuổi) và một số dưới 16 tuổi . Khi chạy lên, em cháu và một số bạn không đánh người chỉ đứng ngoài, chỉ có người A mang chai đánh người kia bị nhập viện. Bị công an bắt và khai ra em cháu ( nhưng không khai ra hết ai tham gia). 1) Vậy cho em hỏi người bị hình sự là ai ? Và người tham gia không gây thương tích có bị sao không? 2) Nếu bị hình sự thì ai sẽ bị nặng hơn và bị phạt như thế nào?

-Nguyễn Văn H

Trả lời:

Căn cứ điều 17 quy định:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Theo đó, em bạn có thể sẽ bị xác định là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm, còn người trưc tiếp gây thương tích sẽ bị xác định là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm. Ở đây, cả em bạn và người kia đều là đồng phạm cho nên có thể sẽ phải chịu hình phạt và mức phạt như nhau trừ trường hợp có những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng hình phạt khác nhau.

Về hình phạt, theo những gì bạn cung cấp thì có thể xác định đây là hành vi cố ý gây thương tích và căn cứ điều 134 quy định như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Tùy vào các tình tiết của vụ án mà người phạm tội này có thể chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù có thời hạn với mức tối đa là tù chung thân.

5. Đánh người gây thương tích như thế nào ?

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi nhờ luật sư giải đáp. Vì chuyện gia đình nên mẹ tôi và chú ruột tôi xảy ra xô xát, chú tôi đã đánh mẹ tôi trước làm sưng tay nên không cầm được đồ vật. Do đó cậu tôi thấy vậy, liền cùng mấy người khác ra đánh chú to tôi bằng gậy. Chú tôi phải đi viện và khâu vết thương, thương tật phần mềm và nhỏ hơn 11%. Giờ chú tôi kiện cậu tôi và ko muốn hòa giải. Luật sư cho tôi hỏi là mức hình phạt cho cậu tôi như thế nào, có tình tiết giảm nhẹ hay không, có thể bị phạt tù hay không và mức bồi thường như thế nào? Xin cám ơn luật sư!

-Nguyễn Thuý L

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 điều 134 quy định:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Đối với trường hợp này, vì tỷ lệ thương tật dưới 11% nên bạn cần phải xác định rõ là có hay không các tình tiết tăng nặng theo quy định trên. Trường hợp không có các tình tiết tằng nặng theo quy định trên thì trường hợp này cậu của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường thiệt hại cho chú của bạn mà thôi.

Trường hợp có các tình tiết tăng nặng nói trên thì cậu của bạn có thể phải chịu mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc tù có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.

6. Đánh nhau gây thương tích thì bị xử lý như thế nào ?

Kính gửi các luật sư , tôi có tình huống muốn nhờ các luật sư tư vấn như sau: A và B có mâu thuẫn, A nhiều lần đòi gặp B để đánh nhau, B thì không muốn dùng vũ lực mà giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng.

Biết được điều này, A đã gọi điện cho B và hẹn B gặp mặt để giải quyết nhưng thục chất A muốn lừa B đến chỗ hẹn để đánh B. A dẫn theo 1 số người khác mang theo vũ khí là kiếm và dao, B mang theo 1 cây côn nhị khúc để phòng thân, hai bên xảy ra xô xát, B không chống cự được nên đã bỏ chạy, trong lúc tháo chạy B bị 1 trong số những người của A đuổi theo dùng kiếm chém vào lưng và bụng, vết thương khá nặng nhưng do bận thi cử nên B chỉ nằm viện 1 tuần .

Vậy A và những người đi cùng A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?

>>

Trả lời:

Về phía A, hành vi của A: tụ tập nhiều người, dùng hung khí nguy hiểm với mục đích gây tổn hại đển sức khỏe, tính mạng của B, chúng tôi xin đưa ra 2 trường hợp sau :

Thứ nhất, nếu giám định thương tật của B từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự thì A và những người đi cùng A có thể bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích, căn cứ theo Điều 134 015 quy định về tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Vì vậy, A và những người đi cùng A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo các khoản được quy định trong Điều luật này dựa vào tỷ lệ thương tật của B sau khi tiến hành giám định.

Những người đi cùng A được xác định là đồng phạm về tội cố ý gây thương tích do có cùng mục đích với A, cùng mong muốn hậu quả B bị thương xảy ra, biết rõ kế hoạch của A và cùng là người thực hiện tội phạm với A, theo đó, hình phạt đối với từng người được xác định dựa trên vai trò của họ trong đồng phạm như thế nào, và tính chất nguy hiểm, hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện.

Tuy nhiên, theo quy định của Điều 157 thì đối với tội phạm được quy định tại khoản 1 của Điều 134 về tội cố ý gây thương tích như trên chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại, hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại. Vì vậy, nếu tỷ lệ thương tật của B trên 11% thì B phải yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì A và những người thực hiện hành vi này mới phải chịu TNHS. Còn nếu trường hợp này thuộc vào khoản 2, khoản 3, khoản 4 của Điều luật thì mặc dù B có không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì A và những người cùng thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội phạm này.

Thứ hai, nếu giám định thương tật của B dưới 11% và không có căn cứ xác định A có tổ chức trước trước khi thực hiện hành vi thì B có thể gửi đến UBND xã phường để xử phạt hành chính đối với A và những người cùng A tham gia đánh B theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều 5 Quy định cử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh ,trật tự , an toàn xã hội , phòng cháy chữa cháy và phòng chống bạo lực gia đình như sau :

“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua tổng đài

Trân trọng./.

Bộ phận hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *