Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự ?

Mặc dù, pháp luật hình sự đã có những tội danh quy định khá rõ về việc xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả nhưng trên thực tiễn việc xử lý hình sự gặp nhiều khó khăn và việc xử phạt hành chính với hành vi xâm phạm quyền cũng còn nhiều bất cập. xin giấy phép tư vấn và phân tích một số quy định pháp lý cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Các biện pháp xử lý xâm phạm ?

Điều 5.A.3.1: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính (Điều 211, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt :

a) Thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 5.A.3.3 Chương này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Điều 5.A.3.2: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự

(Điều 212, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Điều 5.A.3.3: Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ

(Điều 213, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Phần này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

Điều 5.A.3.4: Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

(Điều 214, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 5.A.3.1 khoản (1) Chương này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về .

Điều 5.A.3.5: Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính

(Điều 215, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy định tại khoản 2 Điều này:

a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;

c) Nhằm bảo đảm thi hành .

2. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Tạm giữ người;

b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;

c) Khám người;

d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;

đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử l‎ý vi phạm hành chính.

Điều 5.A.3.6: Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

(Điều 170, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 5.A.3.7: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

(Điều 170a, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 5.A.3.8: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

(Điều 171, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 5.A.3.9: Khởi tố vụ án hình sự

(khoản 1, Điều 105, Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003)

Những vụ án về các tội phạm được quy định tại Điều 5.A.3.8 khoản (1)của Chương này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Trân trọng./.

2. Cách soạn mẫu thông báo về hành vi xâm phạm thương hiệu độc quyền ?

Thưa luật sư, Tôi đã đăng ký độc quyền một thương hiệu và có văn bằng độc quyền nhưng gần đây tôi phát hiện một công ty khác xử dụng. Tôi xin Tư vấn xác lập mẫu thông báo về hành vi xâm phạm thương hiệu độc quyền đã ? cảm ơn!

Tư vấn xác lập mẫu thông báo về hành vi xâm phạm thương hiệu độc quyền đã đăng ký sở hữu trí tuệ ?

Trả lời:

Khi có người khác sử dụng nhãn hiệu của mình đã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ thì việc cần làm là thông báo cho người không phải là chủ sở hữu biết

Sau đây là mẫu thông báo xâm phạm thương hiệu đã đăng ký sở hữu trí tuệ:

Căn cứ pháp lý:

– .

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

——————————-

THÔNG BÁO

(V/v: thông báo, cảnh báo vi phạm sở hữu trí tuệ)

Kính gửi:………………………………..

Tôi là:……………………………………

Số ĐT:…………………….. Email:…………………….. Website:……………………..

Chúng tôi (tên công ty) xin gửi lời chào đến quý công ty. Qua trao đổi với đại diện bên quý vị chúng tôi được biết quý công ty đang sử dụng thương hiệu mà chúng tôi đã đăng ký và được cấp giấy sở hữu trí tuệ.

Dưới đây là một số nét chính quan trọng liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

– Thứ nhất: Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu đã được đăng ký:

Theo điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Điều 11. Yếu tố xâm phậm quyền đối với nhãn hiệu

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hang hóa, bao bì hàng hóa, , giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

.

4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:

a. Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này có khả năng gây nhầm lẫn thì bị coi là hang hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.

– Thứ hai: Về mức sử phạt và hình thức sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, được quy định tại Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Mức tiền phạt tối đa đối với cá nhân là 250.000.000đ. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với các nhân. Mức phạt tiền tối tối đa với tổ chức là 500.000.000 đồng.

Như vậy chúng tôi muốn thông báo rằng quý vị đã vi phạm sử dụng thương hiệu mà chúng tôi đã đăng ký và đã được cấp giấy sở hữu trí tuệ. Mong quý vị có những điều chỉnh hợp lý để tránh tổn thất cho cả hai bên công ty.

Trân trọng!

….., ngày….tháng….năm 20…

Chữ ký

3. Xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị xử lý như thế nào ?

Khi hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh xẩy ra cần có phương thức và chế tài xử lý cụ thể như sau:

Xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị xử lý như thế nào ?

Xâm phm

1. Cách thc xác định hành vi xâm phm bí mt kinh doanh

Các câu hi chính là:

(1) Thông tin đó có thc slà thông tin bí mt hay không?

(2) Các bin pháp hp lý đã được áp dng để bo mt hay không?

Để xác định hành vi xâm phm quyền đối vi bí mt kinh doanh, chshu bí mt kinh doanh phi chra được nhng điều sau:

(1) Hành vi xâm phm được thc hin bi hoc li thế cnh tranh thu được ca người/công ty đã sdng trái phép bí mt kinh doanh.

(2) Chshu đã thc hin các bin pháp hp lý để bo mt thông tin đó.

(3) Có hành vi sdng trái phép vì thông tin thu được đã đang được sdng hoặc bc ltheo cách vi phm các tp quán thương mi trung thc.

2. Các bin pháp

(1) Lệnh ca tòa án cấm người đó trc li thêm thoc sdng trái phép bí mt kinh doanh.

(2) Lệnh ca tòa án yêu cầu bồi thường bng tiền cho nhng thit hi, da trên các tổn thất thc tế được gây ra do vic sdng trái phép bí mt kinh doanh. (Ví d, làm mất li nhun hoc làm giàu bất chính).

(3) Lệnh tm gica tòa án, da trên mt vkin dân smà có thể kèm theo vic điều tra cơ ssn xuất ca bên bkin nhm thu thp bng chng để chng minh hành vi sdng trái phép bí mt kinh doanh ti phiên tòa. (4) Sự tch thu có cnh báo trước các hàng hóa cha bí mt kinh doanh bsdng trái phép, hay các sn phẩm có được tvic sdng hay lm dng nó.

(5) Tòa án có thể ra lnh tiêu hy các sn phẩm được sn xuất bi hành vi xâm phm, và/hoc phá hy các thiết bdùng để thc hin các hành vi xâm phm này.

(6) Mt số nước cho phép áp dng các bin pháp trng pht đối vi hành vi cố ý tiếp tay cho vic trm cp bí mt kinh doanh.

NI DUNG 5: Kiểm toán bí mt kinh doanh
1. Cách thc tiến hành kiểm toán bí mt kinh doanh

Các bước cơ bn tiến hành kiểm toán bí mt kinh doanh bao gồm:

(1) Nhn biết bí mt kinh doanh quan trng

Làm vic vi các bphn nghiên cu và triển khai, sn xuất, hthống qun lý thông tin, bán hàng và tiếp th, và nguồn nhân lc; so sánh li thế ca công ty bn về quy trình sn xuất, thành phần nguyên liu thô, qun lý thông tin, giao dch vi khách hàng, v.v. vi đối thcnh tranh.

(2) Xác minh tình trng pháp lý ca công ty đối vi bí mt kinh doanh

Làm vic vi các bphn pháp lý và qun lý nhân sự để xác định vic phân công nhim vca nhân viên, chuyên gia tư vấn hoc ca nhng người tiền nhim có liên quan khác đã hoàn thành hay chưa.

(3) Xác minh rng các thtc bo mt được tuân th

Làm việc vi bphn an ninh, nhân svà các phòng ban có trách nhim bo vbí mt kinh doanh.

(4) Xác minh rằng nhân viên, chuyên gia tư vấn, đại lý bán hàng, khách hàng và nhng người có liên quan khác không tiết lbí mt kinh doanh ca bên thba.

Làm việc vi bphn qun lý nhân sự để xác định xem các nhân viên mi và chuyên gia tư vấn có đồng ý bng văn bn vic không bc lthông tin bí mt ca các công ty cũ hay không; làm vic vi các bphn pháp lý, mua hàng, bán hàng và tiếp th, nghiên cu và triển khai, qun lý thông tin và sn xuất về các hp đồng vi bên thba khác.

4. Quyền tự bảo vệ khi bị xâm phạm sở hữu công nghiệp

Chào Luật sư, tôi là nhân viên của Công ty TNHH MTV A.T.P có trụ sở tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Công ty của chúng tôi chủ yếu kinh doanh các mặt hàng về thiết bị nội thất, đồ gia dụng. Hiện tại các sản phẩm kinh doanh của chúng tôi đều được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp giấy chứng nhận. Trong số những sản phẩm đang được lưu thông trên thị trường, chúng tôi có phát hiện một đơn vị khác sử dụng tên sản phẩm bếp gas của chúng tôi để dán lên sản phẩm bên họ. Vậy hiện tại chúng tôi muốn yêu cầu họ dừng ngay sai phạm này thì cần tiến hành như thế nào, chúng tôi có phải giám định không, mong Luật sư chỉ rõ ?

Tôi xin cảm ơn.

Quyền tự bảo vệ khi bị xâm phạm sở hữu công nghiệp

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.Cơ sở pháp lý :

2. Nội dung phân tích:

Trước hết anh cần tiến hành giám định sở hữu trí tuệ, việc giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Nên tiến hành giám định sở hữu trí trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

– Hồ sơ giám định sở hữu gồm:

+ Tờ khai theo mẫu.

+ Giấy ủy quyền.

+ Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ.

+ Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm.

Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.

Sau khi tiến hành giám định sở hữu trí tuệ, dựa vào kết quả giám định, a có thể lựa chọn các phương án để xử lý xâm phạm quyền trong đó có phương án gửi thư khuyến cáo như yêu cầu của bên anh.

+ Tiến hành gửi thư khuyến cáo và yêu cầu bên vi phạm chấm dứt và có biện pháp khắc phục đối với hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu.

+ Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể quyền có thểm xem xét phương án khác.

Điều này được quy định cụ thể tại Điều 198,

“1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.”

Ngoài ra, quyền tự bảo vệ còn được làm rõ, hướng dẫn tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BKHCN và Nghị định 105/2006/NĐ-CP như sau:

Điều 21. Thực hiện quyền tự bảo vệ

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự bảo vệ theo quy định tại Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định chi tiết tại Điều này.

2. Các biện pháp công nghệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (sau đây trong Điều này gọi chung là sản phẩm) nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm;

b) Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.

3. Việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.

4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ phải được thực hiện tuân theo quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Nghị định này.

Sau khi tiến hành các bước/công đoạn tự vệ, nếu như bên vi phạm vẫn tiếp tục có những hành vi vi phạm về quyền SHCN thì chủ thể bị vi phạm có thể yêu cầu xử lý vi phạm:

Điều 23. Tài liệu, chứng cứ, hiện vật kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

1. Người yêu cầu xử lý xâm phạm gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ, hiện vật sau đây để chứng minh yêu xầu của mình:

a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền, nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu trí tuệ;

b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm (đối với tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm);

c) Bản sao Thông báo của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ gửi cho người xâm phạm, trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và chứng cứ chứng minh người xâm phạm không chấm dứt hành vi xâm phạm trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 211 của Luật sở hữu trí tuệ.

d) Chứng cứ về thiệt hại do sản phẩm xâm phạm gây ra cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, bao gồm lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và môi trường trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ.

đ) Chứng cứ và hiện vật về hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc sản phẩm, bộ phận sản phẩm, đề can, nhãn, mác, bao bì hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; tài liệu chứng minh hành vi giao việc, đặt hàng, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, bộ phận sản phẩm, đề can, nhãn, mác, bao bì hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm c, điểm d, khoản 1 Điêyù 211 Luật sở hữu trí tuệ.

e) Chứng cứ chứng minh yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt (nếu đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt).

2. Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo uỷ quyền thì phải kèm theo hoặc hợp đồng uỷ quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *