Xử lý trường hợp kinh doanh ngành nghề khác với đăng ký

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư tôi có vấn đề muốn hỏi: Trường hợp công ty tôi kinh doanh ngành nghề khác với công ty đăng ký kinh doanh mà chưa đăng ký thì bị xử lý như thế nào. Có bị xử phạt thuế không?Tôi xin chân thành cảm ơn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Quy định về ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp như sau

– Tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định Quyền của doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh:

        1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.”…

        Việc tự do kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng khi thành lập Doanh nghiệp thì trên Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp bạn vẫn phải đăng ký những ngành, nghề mà bạn dự định kinh doanh trong tương lai. Và bạn được kinh doanh những ngành mình đăng ký trước, nếu muốn kinh doanh ngành khác đăng ký bạn cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

– Để đăng ký ngành nghề khi thành lập doanh nghiệp ta cần ghi giấy Đề nghị đăng ký kinh doanh. Nội dung của giấy đề nghị đăng ký kinh doanh được quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2014.

Điều 24. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp.

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).

3. Ngành, nghề kinh doanh.

4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.

6. Thông tin đăng ký thuế.

7. Số lượng lao động.

8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh.

9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Như vậy khi thành lập bạn muốn đăng ký ngành nghề nào thì sẽ điền vào mẫu đề nghị đăng ký kinh doanh và căn cứ vào Quyết định 27/2018/ QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành nghề Việt Nam.

– Về việc xử lý :

 Trước đây, tại nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 124/2015/NĐ-CP có quy định phạt tiền hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng hiện nay, Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thì không còn quy định việc xử phạt đối với hành vi này nữa. Vì vậy, Việc công ty  không kinh doanh ngành nghề mà pháp luật cấm, mặc dù không đúng với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký không phải là hành vi bị cấm và cũng không bị phạt. 

– Hậu quả pháp lý của việc kinh doanh ngành nghề không đúng với ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Về thuế GTGT đầu vào:

Căn cứ khoản 15, điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC, ngày 31/12/2013 – Quy định các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT và Khoản 1, 2 điều 15 thông tư 219/2013/TT-BTC về Điều kiện khấu trừ đầu vào. Thì trường hợp kinh doanh không đúng ngành, nghề kinh doanh được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Về thuế GTGT đầu ra:

        Khi xuất hóa đơn bán hàng liên quan đến trường hợp này DN phải tính, khai, nộp thuế GTGT đầu ra đầy đủ.

Về chi phí đầu vào:

        Căn cứ Khoản 1 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015 – sửa đổi bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC về các khoản chi được trừ khi quyết toán thuế TNDN.

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt….”

        Căn cứ 37 khoản chi phí không được trừ quy định tại văn bản nêu trên thì không có khoản chi nào liên quan đến việc kinh doanh ngành, nghề không đăng ký kinh doanh mà không được trừ cả.

        Vậy chi phí đầu vào nếu đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 1 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015 – sửa đổi bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC là chi phí được trừ.

Về

Căn cứ Điều 7 thông tư 78/2014/TT-BTC, ngày 22/06/2015 về Thu nhập khác:

“Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:…”

        Như vậy khoản thu về từ hoạt động kinh doanh mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh được gọi là Thu nhập khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *