Xử lý trường hợp bị án treo nhưng đi khỏi nơi cư trú không thông báo ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn pháp luật Hình sự về xử lý trường hợp người bị án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc hạn chế quyền của người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Xử lý trường hợp bị án treo nhưng đi khỏi nơi cư trú không thông báo ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi luật sư:em trai tôi đã ký giả chữ ký của tôi để cho anh cả tôi lấy tiền.số tiền bị lấy la 35triệu.có phải như vậy em trai tôi đã phạm tội rồi không?

Trả lời:

Trường hợp này có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định trong :

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Thưa luật sư, Cho tôi hỏi bạn tôi là giáo viên nhưng đã vi phạm pháp luật về tội giao cấu với trẻ em, bạn tôi đã bị tòa án kết án 16 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Vậy bạn tôi có bị buộc thôi việc không ? nếu ngành giáo dục buộc thôi việc thì có đúng với quy định pháp luật không? Tôi cần phải như thế nào?

quy định:

Điều 11. Cảnh cáo

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

10. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;

Điều 13. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Tội giao cấu với trẻ em không phải tội đặc biệt nghiêm trọng, do đó, bạn của bạn bị phạt tù cho hưởng án treo sẽ bị kỷ luật cảnh cáo. Tuy nhiên, về đặc thù nghề nghiệp giáo viên, bạn của bạn vẫn có thể bị kỷ luật buộc thôi việc với lý do không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (chẳng hạn việc có giáo viên bị kết án như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín nhà trường, phụ huynh không cho con đi học nữa,….). Do đó, việc có buộc kỷ luật thôi việc hay không tùy vào trường hợp cụ thể của bạn và quyết định của hội đồng kỷ luật.

Chào luật minh khuê, Bạn tôi đang bị án treo về tội cố ý gây thương tích 2 năm thử thách 3 năm. Nhưng hiện tại đã đi khỏi nơi cư trú ra tỉnh khác nhưng không thông báo. Đã gần 1 tháng. Cho tôi hỏi hình phát như thế nào khi quay về. Xin cảm ơn

treo quy định:

Điều 4.Người được hưởng án treo có nghĩa vụ:

4.Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục vềtình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người được hưởng ántreo vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xétcủa cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;

7.Trong trường hợp người được hưởng án treo đi ra khỏi nơi cư trú:

a)Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làmcông ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc,đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởngthôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

b)Nếu là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép cơsở giáo dục, đào tạo nơi mình học tập, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, côngan xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

c)Nếu là người được giao cho Ủyban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo cáo với ngườitrực tiếp giám sát, giáo dục mình. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30ngày, thì phải báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dụcmình, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;

d)Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 7 của Điều này, nếu người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú qua đêm, thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người được hưởng án treo cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.

Điểm c Khoản 4 Điều 14 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng với hành viNgười bị phạt tù cho hưởng án treo, người bị án phạt cải tạo không giam giữ mà không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định; không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục mà không có lý do chính đáng hoặc đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã;”

Như vậy, bạn đang chấp hành án treo mà đi khỏi nơi cư trú mà không khai báo thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên.

Kính thưa Luật sư! Xin Luật sự tư vấn giùm tôi trường hợp sau: Có 01 người (ông A) giữ chức vụ tương đương Phó giám đốc sở, ngành tỉnh. Ông ta được cơ quan giao mua 200 cái bảng tên cho cơ quan. Ông A đã soạn Tờ trình, trình phê duyệt với giá là 250.000 đồng/cái (tổng số 50 triệu đồng) Khi mua xong, đưa vào sử dụng, có người phát hiện và nói với tôi: giá bảng tên đó chỉ chưa đến 50.000 đồng! Tôi đã trực tiếp lấy bảng tên đó đi khảo sát giá trên thị trường thì thực sự là như vậy: giá chỉ có 46.000 đ/cái. Như vậy 200 cái x 36.000 đồng bằng 9.200.000, có nghĩa ông ta “lời” hơn 40 triệu ! Xin hỏi: – Ông A có phạm tôi tham nhũng không? Nếu không thì tội gì – Xử lý thế nào? Chân thành cảm ơn !

Ông A có chức vụ quyền hạn và lợi dụng điều này chiếm đạot tài sản của cơ quan, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự theo Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi 2009 như sau:

Điều 278. Tội tham ô tài sản

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu chứng minh được ông A có lỗi đối với hành vi này, ông A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tham ô tài sản như trên, với số tiền là khoảng hơn 40 triệu thì sẽ chịu khung hình phạt từ 02 năm tù đến 07 năm tù (nếu không thuộc các trường hợp tại khoản 2,3,4), ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm, bị phạt tiền, tịch thu tài sản. Mặt khác còn phải chịu trách nhiệm kỷ luật buộc thôi việc tại cơ quan.

Cho tôi hỏi bản thân tôi bi kết án 9nam tù về tội trôm cắp TSCD mà tôi đã đươc ra trại tháng 12.2006. Đến nay đã gần được 10 năm rồi vậy tôi đã được xóa án tích chưa. Kính mong luật sư cho tôi biết. Và làm cách nào để được xóa án tích thưa luật sư

Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi 2009 quy định về trường hợp của bạn như sau:

Điều 65. Xoá án tích theo quyết định của Toà án

1. Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XIV của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây:

a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;

b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;

c) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.

Như vậy, bạn phạm tội trộm cắp tài sản tại Điều 138 thuộc chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu và đã bị phạt tù trong khoảng từ trên 3 năm đến 15 năm, do đo nếu không phạm tội mới trong thời hạn 7 năm, kể từ ngày chấp hành xong bản án thì sẽ được xem xét xóa án tích theo quyết định của Tòa án.

Thủ tục như sau:

Làm đơn, kèm các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an), bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân.

-Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.

– Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).

– Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích).

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Xem thêm:

2. Tư vấn về điều kiện để được lãnh án treo ?

Thưa luật sư, Chồng tôi nằm trong vụ mua bán xe trộm cắp. Mà chồng tôi kh đứng tên mua và bán chỉ nghe theo lời anh đó mang xe đy sơn sửa rồi anh dod cho mượn xe làm phương tiện để đy. Bh chồng tội bị bắt mà h nhà chỉ có chồng tôi là lao động chính vs vợ chồng tôi có con nhỏ dưới 2 tuổi. Gia đình nhà tôi ba mẹ bị đau. Ba tôi cống hiến cho đất nước vậy chồng tôi có đc giảm án kh ạ ?

– Trương Thị Kim Tỏa

Chồng tôi có được lãnh án treo không

>> Luật sư trả lời:

3. Muốn hưởng án treo thì phải làm như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Ngày 24. 4. 2017 em có trộm 2 điện thoại tại công ty sam sung thái nguyên. Em bị bắt rồi bàn giao cho công an thị xã phổ yên thái nguyên. Em bị khởi tố nhưng hiện em được bảo lãnh để chờ xét xử. Vậy bây giờ em muốn xin án treo thì phải làm như thế nào ạ ?

Xin luật sư tư vẫn em với ạ.

– Đinh Mạnh Đạt

>> Luật sư trả lời:

4. Án treo có được thi hành tại nơi tạm trú không?

Chào luật sư, tôi có một số vướng mắc như sau mong luật sư tư vấn giúp tôi. Hiện tôi bị kết án 03 năm án treo, tôi đang thuê trọ và tạm trú ở Thành phố Hồ Chí Minh, vậy tôi có thể thi hành án ở TP. HCM hay là phải về địa phương nơi tôi sinh?

Cảm ơn luật sư đã tư vấn.

Án treo có được thi hành tại nơi tạm trú không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 65 quy định về án treo cụ thể như sau:

Điều 65. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Theo đó, khi xử phạt không quá 03 năm tù, căn cứ vào nhân thân tốt và các tình tiết giảm nhẹ của người phạm tội, xét thấy không cần phải chấp nhận hình phạt tù thì tòa án có thể cho hưởng án treo và áp dụng thời gian thử thách đối với người phạm tội từ 01 đến 05 năm.

Căn cứ Điều 62 và Điều 63 Uỷ ban nhân dân xã nơi người đó cư trú có quyền và nghĩa vụ giám sát, giáo dục người hưởng án treo.

Điều 62. Thi hành quyết định thi hành án treo

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm:

a) Bản án đã có hiệu lực pháp luật;

b) Quyết định thi hành án treo;

c) Cam kết của người được hưởng án treo. Đối với người được hưởng án treo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có sự xác nhận của người đại diện hợp pháp;

d) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

3. Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.

Điều 63. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo

1. Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;

b) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;

c) Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

d) Biểu dương người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ hoặc lập công;

đ) Giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;

e) Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;

g) Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này;

h) Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo khi người đó chuyển đi nơi khác;

i) Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án;

k) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người được hưởng án treo theo quy định của pháp luật;

l) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án treo theo quy định của Luật này.

2. Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này.

Theo Điều 12 thì nơi cư trú của công dân được quy định như sau:

Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống

Theo đó dẫn chiếu tới Điều 5 nơi cư trú của công dân

Điều 5. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

Như vậy, nơi cú trú là bao gồm chổ ở hợp pháp (bao gồm nơi thường trú hoặc tạm trú) của công dân. Trường hợp của bạn, bạn đã đăng ký tạm trú tại Thành Phố Hồ chí minh và có tại đây, bạn có thể chấp hành hình phạt án treo tại nơi mình đăng kí tạm trú, dưới sự giám sát của công an phường theo quyết định của bản án.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Tham khảo ngay:

5. Có thể hưởng án treo không ?

Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc về điều kiện hưởng án treo và các vấn đề liên quan.

Trả lời:

Điều 60 () quy định:

“Điều 60. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.”

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 :

“Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;

Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;

d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.”

Thưa luật sư, Tháng 12/2014 anh trai em bị bắt khi đang ở xới bạc , nhưng do chỉ là người xem nên chỉ nhận mức án 4 tháng treo. Nếu sau này điều tra lý lịch thì em có được dự thi và nhận vào ngành công an không?

Thưa luật sư, trước khi chưa lấy em, năm 2008 chồng em có gây ra tai nạn giao thông và bị tòa phạt 36 tháng án treo, năm 2011 chồng em đã làm , thử thách 5 năm. Luật sư cho em hỏi, trong quyển lý lịch em có phải khai sự việc này không ạ?

=> Bạn có thể làm thủ tục xin xóa án tích khi đủ điều kiện. Sau khi được xóa án tích thì nhân thân được coi là trong sạch, không có án tích. Vì thế bạn có thể đăng ký vào ngành công an, không cần thiết phải ghi vào lý lịch xin vào Đảng.

Thưa luật sư, chồng em phạm tội lần đầu với hành vi cướp giật tài sản.nhân thân tốt. là con một.bố mới mất được vài tháng thì bị bắt. có con nhỏ và là nhân lực chính trong gia đình vậy liệu chồng em có được hưởng án treo không ạ?

Bạn không cung cấp rõ thông tin chồng bạn cướp giật với giá trị tài sản là bao nhiêu nên chúng tôi không thể xác định chồng bạn có đủ điều kiện hưởng án treo không. Bạn có thể căn cứ vào điều kiện chúng tôi cung cấp bên trên để xác định chồng bạn có được hưởng án treo hay không.

Thưa luật sư, Bạn em năm 2011 có làm giả giấy tờ và bị phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Đến nay còn vài tháng nữa là hết thời gian thử thách ban e lại bị bắt về tội làm giả giấy tờ. Vậy xin hỏi luật sư bạn em sẽ bị phạt thời gian tù la bao lâu. Và nếu khắc phục hậu quả thì liệu có được hưởng án treo nữa không?

Thưa luật sư, Anh trai em đang trong thời gian án treo, nhưng chưa hết thời gian thử thách thì có xuống hà nội thăm vợ và có xảy ra vụ việc giam giữ người trái phép và đang bị tạm giam. Cho em hỏi liệu anh em sẽ bị xử như nào ạ.

=> Điều 51 Bộ luật hình sự quy định:

“2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.”

Thì sẽ tổng hợp phần thời gian còn lại của thời gian thử thách cùng với hình phạt chính của tội mới.

Thưa luật sư, Em gây ! Tòa xử là 9 tháng treo và 18 tháng thử thách thì tính như thế nào thưa luật sư? Tính hết án treo xong mới tính thử thách riêng hay tinh gộp vào thưa luật sư?

=> Trường hợp này thời gian 18 tháng thử thách là thay thế cho 9 tháng án treo. Tức là hết thời gian 18 tháng thử thách mà trong thời gian đó bạn không thực hiện thêm hành vi phạm tội nào thì coi như là đã thực hiện xong thi hành án.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Xem thêm:

6. Tôi còn được lại khi bị kết án treo không ?

Xin giấy phép tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý về án treo và các vấn đề liên quan đến án treo:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 60 () quy định:

“Điều 60. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.”

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 :

“Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;

Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;

d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.”

Kính thưa luật sư: năm 2013. Tôi bị Tòa án nhân dân tỉnh tuyên án về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. phạt 9 tháng tù. Nhưng cho hưởng án treo. trong một vụ án do cấp dưới của tôi gây ra. Cấp dưới của tôi bị phạt 5 năm tù giam về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo Nghị Quyết của HĐND Tỉnh. đến thời điểm này Tôi đã được xóa án tích. Tôi có được kết nạp Đảng không?

Thưa luật sư tôi muốn hỏi trường hợp người bị phạt tù 12 tháng cho hưởng án treo thì điều kiện để kết nạp lại sau khi bị khai trừ ra khỏi đảng được quy định như thế nào?

=> Sau khi được xóa án tích thì người muốn được kết nạp vào Đảng có nhân thân tốt, trong sạch có thể kết nạp vào Đảng như lần đầu.

Em đang được hưởng án treo 30 tháng và 25 tháng thử thách, đến bây giờ là gần hết án thử thách, mà lâu nay trong thời gian án treo em không lên trình báo cơ quan. đến hôm nay có C.A khu vực đến hỏi và vu cho em tội đi khỏi nơi cư trú và lập biên bản liệu em có việc gì không?

=> Bạn có thể yêu cầu công an cung cấp chứng cứ và khiếu nại vì hành vi này.

Xin hỏi luật sư, tôi bị án treo đã hết thời hạn lâu và chấp hành đúng nhưng không biết có phải đi ‎làm thủ tục xin xoá án không. Xin cảm ơn!

=> Nếu bạn đã đủ điều kiện xóa án tích bạn phải làm thủ tục xóa án tích mói được xóa án.

Chào Luật sư cho mình hỏi em mình ăn cắp tài sản với số tiền là 103triệu. Và có các tình tiết giảm nhẹ sau đây thì liệu có được hưởng án treo không ạ: Phạm tội lần đầu,chưa đủ tuổi vị thành niên Đầu thú Thành khẩn khai báo Về phiá gia đình bị hại không có khiếu nại gì và đã viết đơn xin giảm nhẹ cho em cháu ạ. Mong được Luật sư tư vấn giúp cháu ạ

=> Bộ luật hình sự quy định:

” Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;”

Thì bạn không nói rõ em bạn năm nay bao nhiêu tuổi nên chũng tôi chưa thể xác định được cụ thể khung hình phạt được.

Chồng tôi bị bắt về tội cá độ đá banh,mức chơi là 2 triệu đồng và bị giam giữ 2 tháng nay được tại ngoại.chuẩn bị ra toà.đây là vi phạm lần đầu và là con bạc .vậy khi ra toà chồng tôi có được hưởng án treo không? Và có hình thức phạt hành chính không phải chịu án gì nữa không?

Bố của bạn em bị bắt vì việc đánh bạc nhưng lúc công an vào bắt sòng bạc thì bố bạn em không có mặt ở đó. Bác ấy có đánh bạc nhưng nghĩ chơi trước lúc công an vào phá sòng bạc. Lúc công an đột nhập thì tổng tiền trên sòng là 3,8 triệu vnđ Mà trước đó bác ấy bị án treo 6 tháng vì tội đánh bạc. Vậy bây giờ bác ấy có bị đi tù không ạ?

=> Nếu trong thời gian thử thách mà bố của bạn bạn vi phạm thì sẽ bị phạt tù.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *