Xử lý thế nào khi người gây tai nạn giao thông không chịu bồi thường?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Ở Việt Nam, có một thực tế là khi gây tai nạn giao thông không phải ai cũng xác định và thiện chí bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn. Họ (người gây tai nạn) luôn tìm cách nói hoặc chứng minh mình là đúng khi tham gia giao thông:

Mục lục bài viết

1. Xử lý thế nào khi người gây tai nạn giao thông không chịu bồi thường ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em tên đ. V. T, em đang chạy trên đường gần tới ngã ba thì có 1 chiếc xe chạy ngược chiều và người điều khiển xe say rượu quẹo qua đâm thẳng vào em, em bị gãy xương đòn và phần xe trước của em bị hư hết. Em để êm 1 tháng sau thì kêu em lên giải quyết. Công an nói 2 bên giải quyết nhưng bên gây tai nạn bảo nếu bồi thường nhiều thì họ không chịu. Em nên giải quyết như thế nào nếu họ không bồi thường ạ?

Cảm ơn luật sư.

Xử lý thế nào khi người gây tai nạn giao thông không chịu bồi thường ?

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông – Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục của chúng tôi, câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Trong trường hợp của bạn, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người gây tai nạn thì bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường mà bên gây tai nạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn. Ngược lại, nếu thiệt hại xảy ra không hoàn toàn do lỗi của bên gây tai nạn thì cả hai bên đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại sau khi đã thỏa thuận một cách thỏa đáng.

Tuy nhiên, như bạn đã nêu bên gây tai nạn không chịu bồi thường bạn có thể làm người gây tai nạn cho bạn. Cụ thể,công ty sẽ giải đáp cụ thể cho bạn về trách nhiệm bồi thường của bên gây tai nạn đối với bạn :

Theo như bạn kể thì người gây tai nạn đi ngược chiều và lái xe trong tình trạng say xỉn đã vi phạm quy định tại Điều 260,017quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tại và khoản 4 Điều 585 quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi như sau:

“4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”

Theo như những thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy tai nạn xảy ra là hoàn toàn do lỗi của người đi xe máy vì đã có các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ như:

– Lái xe đi ngược chiều.

– Điều khiển xe trên đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do vậy, trong trường hợp này thì người gây tai nạn phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra và phải chịu các hình thức xử phạt tương xứng đối với hành vi gây tai nạn của mình.

>> Xem ngay:

2. Làm gì sau khi tai nạn giao thông?

Thưa luật sư cháu năm nay 17 tuổi khi mà di chuyển đến trường bằng xe máy 50 phân khối thì cháu gặp tai nạn cùng chiều, mà người lái xe và người ngồi sau đều say sỉn. Người cầm lái thì có nồng độ cồn là 50,8, người đằng sau là 1,58, xe là của người ngồi sau và xe đó không có giấy còn người cầm lái thì không có giấy phép lái xe. Khi xảy ra tai nạn xe của cháu đã hư hỏng nặng cháu thì bị ngoài da và bầm khắp người còn hai người kia cũng được sơ cứu, khi đã xảy quyết xong hiện trường thông tin cháu cũng được công an giao thông lấy. Đã 5 ngày rồi cháu không được liên lạc để lấy xe. Vậy cho cháu hỏi bao lâu thì cháu mới được lấy xe. Và cháu có cần viết tường trình hay làm gì khác không. Cháu và hai người kia vi phạm như thế nào. Việc đền bù ra sao ?

Cháu rất lo lắng xin luật sư có lời giải đáp sớm cháu rất cảm ơn.

– Trần Thị Thúy Quỳnh

>> Xem ngay:

3. Bị tai nạn giao thông qua đời thì có nên viết cho người gây tai nạn không ?

Thưa luật sư. Gia đình em vừa gặp chuyện, ba em năm nay 58 tuổi đi ăn giỗ về trên đường đi gặp 1 xe độ đúng (làn đường 3m xe 1.4m) cùng đường. Tránh xe chở rơm đi ngược chiều ba em đã đâm vào xe độ. Tại xế xe bỏ chạy để ba em em nằm đó khoảng 2h đồng hồ, người người dân người dân địa phương cũng không đưa đi cấp cứu. Đến khi có người quen gọi điện cho gia đình em và cấp cứu. Do mất máu quá nhiều 6 ngày sau ba em qua đời. Gia đình bên đó cũng biết lỗi, gia đình em cũng không muốn làm làm to chuyện. Họ có bù đắp 1 khoản và bên em viết giấy bãi nại giúp. Vậy giờ bên em làm làm thủ tục sao ạ ?

Em em đang cần sự sự tư vấn. Cảm ơn luật sư.

– LÊ LÊ THỊ LÊ THI THỦY NGÂN

>> Tham khảo ngay nội dung:

4. Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông ?

Kính thưa Luật sư!.Tôi muốn nhờ trợ giúp về vấn đề xư lý khi gây tai nạn giao thông như sau. Người bị nạn bị tâm thần đang sống cùng mẹ già (80 tuổi) người bị nạn đã chết. Sau khi gây tai nạn biết nạn nhân đã chết do hoảng loạn nên Tài xế đã rời bỏ hiện trường. Sau đó 6 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra người tài xế đã ra cơ quan chức năng khai báo.

Đồng thời gia đình nạn nhân đã viết không bất cứ điều gì sau này. Trong thời gian chờ đợi cơ quan chức năng xử lý từ 25/1/2018 đến nay tôi muốn hỏi những xử phạt trong trường hợp trên. Rất mong sớm nhận được hồi âm!

Chân thành cảm ơn!.

Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông làm chết người ?

>> Tham khảo thêm:

5. Kết luận tai nạn giao thông của công an có đúng pháp luật ?

Xin kính chào Công ty Xin giấy phép. Tôi có thắc mắc muốn nhờ công ty tư vấn như sau: Đêm 29 tết anh trai tôi có va chạm giao thông và bất tỉnh. Khi tỉnh lại thì không nhớ được sự việc nên nhờ bên công an giao thông xử lý để phân định ai đúng, ai sai. Hôm va chạm tôi có ra hiện trường đưa anh tôi đi cấp cứu.

Gia đình tôi lo cứu người nên đã lơ là đến hiện trường, không sát sao khi giao thông xuống đo đường và hôm đó gia đình tôi đang ở viện không có ai ký vào biên bản. Sau khi phía công an làm việc với gia đình tôi. Gia đình tôi có yêu cầu cho xem hiện trường và biên bản hôm đó nhưng không được công an chấp nhận.Tôi nhìn thấy hiện trường rất vô lý. Họ khai đi ngược chiều với anh tôi, anh tôi tông vào họ mà xe họ nằm cách đuôi xe anh tôi chừng 20cm, đường không có vết rê, xe anh tôi thì dựng đứng chỉ bị cong chỗ đế chân và bị hỏng 1 bên gương người thì không có 1 vết xước nhưng lại bị thương nặng. Còn bên kia xe họ hư hỏng hoàn toàn nhưng cả 3 người ngồi trên xe đó lại không việc gì, không 1 vết xây xước.Theo như người dân khu vực xẩy ra va chạm có nói là va chạm nhẹ đánh anh tôi nhưng hiện trường đã bị thay đổi và họ nhìn thấy phía bên va chạm với anh tôi đã tự đập xe của bên họ ra. Chúng tôi có cung cấp thông tin cho bên công an. Khi anh tôi ra viện có lên làm việc với công an phía bên công an giao thông họ nói đã điều tra không có sự đánh người, không có đập xe và người gây ra va chạm là anh tôi. Còn xe bên kia bị nát là do xe đó là xe tàu đã cũ mới đi sửa về nên chỉ cần va chạm nhỏ cũng gẫy ra. Gia đình tôi thấy kết luận của công an giao thông không thỏa đáng và có nhiều sự mập mờ. Phía công an giao thông hẹn chiều nay gia đình tôi lên nhận kết luận của vụ việc. Nếu kết luận không xác thực, gia đình tôi không đồng thuận với kết luận đó thì gia đình tôi có quyền được được xem và photo hồ sơ đem đi nhờ cơ quan cao hơn thẩm định lại vụ việc không? Nếu gia đình tôi có hồ sơ photo thì chúng tôi phải làm những thủ tục, giấy tờ gì để trình lên cấp cao hơn giải quyết. Mong công ty phản hồi sớm nhất giúp gia đình tôi.

Xin chân thành cảm ơn!

Kết luận tai nạn giao thông của công an có đúng pháp luật ?

Luật sư tư vấn luật dân sự, giao thông trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Về việc xem xét, photo hồ sơ vụ việc

Nếu gia đình bạn có mong muốn, thì có thể yêu cầu trực tiếp hoặc gửi đơn yêu cầu đến cơ quan công an giao thông đang trực tiếp giải quyết vụ việc. Nếu cơ quan công an đồng ý thì gia đình bạn có thể photo hồ sơ vụ việc.

2. Về việc xem xét lại vụ việc

Căn cứ theo các quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều 9 :

“Điều 7. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Điều 8. Hình thức khiếu nại

1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng hoặc khiếu nại trực tiếp.

2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;

b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;

c) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

5. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.

Điều 9. Thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”

Theo các quy định trên, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Do đó, nếu gia đình bạn không đồng ý với kết luận của công an giao thông thì gia đình bạn có thể lần đầu đến UBND quận (huyện, thị trấn) để được xem xét và giải quyết.

Trường hợp, đơn khiếu nại lần đầu của gia đình bạn không được giải quyết hoặc gia đình bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì gia đình bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan trên để được xem xét, giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án hành chính. Thời hạn khiếu nại: 90 ngày (kể từ ngày gia đình bạn nhận được kết luận của cơ quan công an giao thông).

Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

>> Xem thêm:

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *