Xử lý như thế nào trong trường hợp sử dụng Logo mà không xin phép?

Thưa luật sư! Luật sư cho tôi trường hợp sau: Tôi được công ty A thuê thiết kế logo, sau đó công ty này có thông báo với tôi rằng logo này công ty không sử dụng, vì không đảm bảo về mặt hình thức cũng như tiêu chuẩn bên công ty mong muốn. Vì vậy, tôi không tiếp tục làm ở công ty nữa. Sau đó 1 tháng, tôi phát hiện ra công ty đang sử dụng logo mà tôi thiết kế cho tất cả sản phẩm này. Luật sư cho tôi hỏi: tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Xin giấy phép.

>> :

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

;

– Nghị định số 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan;

– Nghị định số 131/2013/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009Điều 13 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan, thì logo thuộc loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Như vậy, theo quy định trên và theo như nội dung bạn cung cấp thì bạn là tác giả của logo nêu trên. Quyền tác giả đối với logo nêu trên được phát sinh từ thời điểm bạn hoàn thiện và không phụ thuộc vào việc logo đó có đáp ứng các yêu cầu của Công ty bạn hay không.

Theo quy định tại Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Quyền tác giả đối với logo nêu trên gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Cụ thể:

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”

Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì chỉ có các quyền quy định tại Khoản 1, 2 và 4 của Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Cụ thể:

1.Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Bởi vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần xác định mình thuộc hợp nào trong hai trường hợp trên để áp dụng quy định cho phù hợp.

Như nội dung câu hỏi bạn cung cấp, bạn được Công ty thuê để thiết kế logo, Chúng tôi hiểu trong trường hợp này là Công ty đã trả tiền cho bạn để bạn thực hiện việc thiết kế và sáng tạo. Bởi vậy trong trường hợp của bạn thì bạn là tác giả và Công ty là chủ sở hữu tác phẩm. Công ty có các quyền của chủ sở hữu tác phẩm theo quy định tại Điều 20 và Khoản 3, Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Như vậy, trong trường hợp Công ty bạn sử dụng logo do bạn thiết kế nhưng không phương hại đến các quyền tác giả của bạn (1.Đặt tên cho tác phẩm; 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả) thì Công ty bạn hoàn toàn không vi phạm quy định của pháp luật và không hề xâm phạm đến quyền tác giả của bạn.

Ngược lại, trong trường hợp bạn có tài liệu chứng minh Công ty vi phạm quyền tác giả của bạn (cụ thể là: 1.Đặt tên cho tác phẩm; 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả) thì bạn có quyền áp dụng các quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Cụ thể:

Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin, đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh sự và uy tín của tác giả;

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm, gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, tuỳ vào hành vi thực tế của Công ty mà bạn có thể áp dụng các quy định phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Công ty Xin giấy phép luôn sẵn sàng cung cấp và hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Trường hợp cần sự hỗ trợ trực tiếp của luật sư, bạn vui lòng liên hệ lại với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Phí dịch vụ và chi tiết phương thức bảo vệ quyền lợi của bạn trong trường hợp trên sẽ được chúng tôi gửi về địa chỉ email liên hệ bạn đã cung cấp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Xin giấy phép về câu hỏi của bạn. Trường hợp có thắc mắc về các nội dung trên, bạn vui lòng phản hồi lại để chúng tôi được biết và kịp thời hỗ trợ!

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *