Xử lý hành vi sao chép trái phép sách có đăng ký bản quyền ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Việc sao chép, xâm phạm, vi phạm bản quyền tác giả ở nước ta diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy, hình thức xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo luật được quy định như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp thủ tục đăng ký bản quyền và các vấn đề pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Xử lý hành vi sao chép trái phép sách có đăng ký bản quyền ?

Chào luật sư, Em tên N. Em có vấn đề này muốn hỏi luật sư như sau: Em có tác phẩm sách đã xuất bản giấy in, và đăng ký bản quyền.

Hiện tại em phát hiện trên mạng đang sao chép trái phép sách của em qua hình thức sách điện tử. Vậy cho e hỏi:

1/ em có khởi kiện người sao chép ra tòa được không?

2/ Nếu tòa chứng minh người đó có tội sao chép sách của em, thì họ bị mức phạt gì?

3/ Và em có dễ nhận được tiền bồi thường do bị thiệt hại trong thời gian bị sao chép?

Em xin chân thành cảm ơn !

Sao chép trái phép sách có đăng kí bản quyền qua hình thức sách điện tử.

:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Khoản 6 Điều 28 quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả:

“Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.”

Khoản 1 Điều 25 quy định như sau:

” 1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Nếu có hành vi sap chép sách của bạn nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 thì bạn có quyền kiện ra Tòa về hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngược lại hành vi sao chép đó để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, giảng dạy; để lưu trữ trong thư viện điện tử thì bạn không có quyền kiện ra Tòa về hành vi sao chép đó.

2. Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả thì bạn có thể tố cáo về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Điều 170 :

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tùy từng mức độ lỗi cũng như thiệt hại xảy ra thì sẽ có những mức hình phạt cũng như số tiền cụ thể theo quy định của pháp luật.

3. Về vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tại Điều 205 quy định như sau:

1. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:

a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;

b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;

c) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

2. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.

3. Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Như vậy, nếu bạn có căn cứ chứng minh những thiệt hại xảy ra do hành vi sao chép đó thì bạn được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo căn cứ nêu trên.

Trân trọng./.

2. Đăng ký quyền tác giả với Cục bản quyền tác giả có bắc buộc không?

Một câu hỏi đặt ra với nhiều người là: Có bắt buộc đăng ký quyền tác giả với Cục bản quyền tác giả mới phát sinh quyền không?

Trả lời:

Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Việc đăng ký bản quyền tác giả cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Điều 49 Luật SHTT).

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền tác giả ?

Xin chào Công Ty Xin giấy phép ! Tôi có vấn đề muốn mong bộ phận tư vấn xin giấy phép giải đáp . Tôi muốn hỏi , hộ kinh doanh có được quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền ( logo ) hay không , hay là chỉ có mô hình doanh nghiệp và công ty ? Mong bộ phận tư vấn hộ trợ . Xin chân thành cảm ơn. Và mong được sự hồi đáp sớm nhất của quý công ty !

Tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền tác giả ?

Luật sư phân tích:

Xin giấy phép tư vấn về các thủ tục pháp lý liên quan tới lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 87 L, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. “

>> Xem thêm:

Như vậy, nếu bạn là hộ kinh doanh có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu độc quyền thì vẫn hoàn toàn có thể đăng ký được cho những hàng hóa do mình sản xuất, hoặc dịch vụ mà mình cung cấp, mà không nhất thiết phải là dưới loại hình doanh nghiệp hay công ty.

Trân trọng ./.

4. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả:

Tài sản trí tuệ không chỉ đơn thuần là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hay quyền tác giả, đó còn là nền tảng để xây dựng và thiết lập nên những tài sản thiết yếu và cơ bản khác trong mọi lĩnh vực kinh doanh.

Luật sư tư vấn pháp luật & cung ứng dịch vụ pháp lý về Bản Quyền

Việc một công ty xác định, đăng ký và bảo hộ những thành quả sáng tạo của mình như thế nào là vấn đề mang tính chiến lược trong thị trường ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên một phạm vi rộng lớn hơn, nhằm tạo và duy trì tính cạnh tranh của công ty mình. Chúng tôi hiểu rõ điều này và có thể giúp khách hàng đăng ký, bảo hộ và sử dụng hữu hiệu các tài sản trí tuệ.

Chúng tôi có một đội ngũ luật sư quyền tác giả giàu kinh nghiệm và kiến thức không chỉ trong lĩnh vực luật về quyền tác giả và sở hữu trí tuệ của Việt Nam mà còn đối với cả luật và quy định quốc tế điều chỉnh việc đăng ký và thực thi quyền tác giả trên toàn cầu. Với đội ngũ này, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng trong việc thiết lập, duy trì và thực thi quyền tác giả tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các tư vấn mang tính thực tiễn, với chất lượng cao, cũng như các dịch vụ khác cần thiết trong suốt quá trình đăng ký. Không chỉ thuần túy là thông tin lại các vấn đề phát sinh và hậu quả, chúng tôi còn cung cấp cho khách hàng các giải pháp. Trên hết, đội ngũ của chúng tôi được coi là sự lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam.

Dịch vụ của Xin giấy phép

Chúng tôi tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc xác định khả năng bảo hộ, tư vấn về việc đăng ký và các thủ tục khác nhằm đạt được ưu thế tối đa trong việc cấp lixăng và bảo hộ quyền tác giả. Các dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực này bao gồm:

– Tư vấn về khả năng bảo hộ quyền tác giả;

– Nghiên cứu về quyền sở hữu và khả năng bảo hộ;

– Tư vấn về việc đăng ký, sử dụng và bảo hộ;

– Thương lượng và soạn thảo hợp đồng liên quan tới việc sáng tạo, sở hữu, lixăng, chuyển nhượng và thu phí bản quyền (theo hợp đồng lixăng các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả;

– Tư vấn về vi phạm và chống vi phạm quyền tác giả (bao gồm việc khởi kiện chống bên vi phạm); và

– Giải quyết tranh chấp quyền tác giả.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư Sở hữu Trí tuệ –

—————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *