Xử phạt như thế nào khi lấy trộm đồ của công ty ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư! Em trai tôi làm cho 1 công ty sản xuất gia vị. Ngày đầu năm 2016, em tôi đã phối hợp với bảo vệ lấy trộm tiền của công ty là 68.000.000.

Mục lục bài viết

Trong đó chia cho bảo vệ 20.000.000, em trai tôi hưởng 48.000.000 đồng. Công an xã đã mời lên làm việc, và đã bồi thường thiệt hại đầy đủ số tiền khai báo. và hiện tại được gia đình bảo lãnh về nhà, và đang chờ giải quyết. Kính nhờ luật sự tư vấn giúp tôi, là em trai tôi sẽ bị xử phạt tù như thế nào, có được hưởng án treo không? em trai tôi phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, thành thật khai báo, phối hợp điều tra, và bồi thường thiệt hại.

Tôi vô cùng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ của công ty Xin giấy phép.

Xử phạt như thế nào khi lấy trộm đồ của công ty ?

>>

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

2.1 Các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản là gì?

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 173 , cụ thể các yếu tố cấu thành của tội danh này như sau:

Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị mất tài sản, chỉ sau khi mất tài sản họ mới biêt bị mất tài sản.

Cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản

Cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác, chủ thể của tội trộm cắp tái sản là chủ thể thường. Nghĩa là, bất kỳ người nào đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội trộm cắp tài sản. Nười phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 do đây là trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng.

Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, mà không xâm phạm đến quan hệ về nhân thân. Đây là điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, bởi trong cấu thành tội trộm cắp tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản

Hành vi khách quan: là hành vi “chiếm đoạt” tài sản, nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây là chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.

Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do cố ý, mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, nếu mục đich đó không cấu thành một tội phạm độc lập.

2.2 Đồng phạm là gì?

Theo thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức: Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

=> Như vậy, lúc này phạm vi trách nhiệm của ông bảo vệ có vai trò là đồng phạm cùng em trai bạn cấu kết chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện tội phạm trộm cắp tài sản của công ty.

2.3 Căn cứ quyết định hình phạt là như thế nào?

Theo thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm những tình tiết sau

– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

– Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

– Phạm tội do lạc hậu;

– Người phạm tội là phụ nữ có thai;

– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người phạm tội tự thú;

– Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

– Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

– Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

=> Như vậy, có nghĩa là, như bạn có trình bày ở trên thì em của bạn đã óc trách nhiệm trả lại toàn bộ số tiền đã trộm của phía bên công ty và đã bồi thường thiệt hại cho bên công ty kia. Như vậy, có thể coi tình tiết này là một tình tiết giảm nhẹ để là cơ sở xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ khung hình phạt cho em của bạn sau này.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *