Xô xát với phụ nữ gây thương tích thì xử phạt như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi xô xát dẫn đến thương tích thì bị xử phạt như thế nào ? Gây tổn hại sức khỏe thì có phải bồi thường không ? … xin giấy phép tư vấn và giải đáp những quy định của pháp luật hiện hành về mức xử lý đối với tội danh cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật:

Mục lục bài viết

1. Xô xát với phụ nữ thì xử phạt như thế nào?

Xin chào luật sư, em có 1 vấn đề muốn hỏi luật sư, chuyện là vậy: em trai em có xô xát với 1 người phụ nữ và có dùng chân tay không làm thương tích vùng mũi gây sập xương sống mũi người đó, giờ kết quả giám định trên 20% thì em trai của em sẽ bị mức án như thế nào vậy luật sư? Với mức thương tật như thế này liệu có được hưởng án treo được không?

Mong luật sư giải đáp giúp em! Em xin cảm ơn!

Người gửi: P.A

Xô xát với phụ nữ gây thương tích thì xử phạt như thế nào?

, gọi:

Trả lời:

Điều 134 , quy định:

“Điều 134. Tội hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy, nếu em trai của bạn không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 thì căn cứ vào tỷ lệ thương tật cụ thể của nạn nhân, em trai bạn có thể chịu phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù đến 15 năm.

Khoản 1 Điều 65 , quy định:

“Điều 65. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”

Trong trường hợp em trai bạn nhận mức phạt tù không quá ba năm và có nhân thân tốt, có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 , thì em trai bạn có thể được xem xét cho hưởng án treo.

>> Xem thêm nội dung:

2. Hỏi đáp pháp luật hình sự về việc người gây thương tích mắc bệnh tâm thần ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: G thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho Q trong tình trạng đang mắc bệnh tâm thần thì G có phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về hành vi của mình hay không ạ?

Theo em thì sẽ có hai trường hợp:

1. G bị mất năng lực TNHS hoàn toàn G sẽ không phải chịu TNHS

2. G mất năng lực TNHS một phần thì G có thể phải chịu TNHS.

Căn cứ của em xác định theo điều 21 Bộ luật Hình sự và mức độ bệnh của G đúng không ạ?

Mong được luật sư tư vấn. Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.T.T.H

Hỏi đáp pháp luật hình sự về việc người gây thương tích mắc bệnh tâm thần ?

Trả lời:

Điều 21 , quy định:

“Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Điều 134 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.

Như bạn trình bày thì G thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho Q trong tình trạng đang mắc bệnh tâm thần. Do đó, chúng tôi phân tích như sau:

– Nếu G gây thương tích cho Q mà thương tích dưới 11%, đồng thời không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì G không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

– Nếu G gây thương tích thỏa mãn Điều 134 (từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104) thì xem xét trách nhiệm hình sự như sau:

+ G mắc bệnh thâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì G không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

+ G mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì G vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

Do đó, bạn cần nhấn mạnh việc G bị tâm thần nhưng đã đến mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi hay chưa để xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự của G. Nếu phân tích là tâm thần hoàn toàn và tâm thần một phần thì chưa chính xác theo quy định của Bộ luật hình sự.

>> Tham khảo ngay nội dung:

3. Chém người gây thương tích sẽ bị luật hình sự xử lý thế nào ?

Xin chào văn phòng Xin giấy phép! Thưa luật sư: Vào ngày 4/6/2018 vừa qua tôi bị say bia và mất kiểm soát. Tôi đã phá đồ đạc trong nhà rồi cầm một ống típ sắt ra ngoài kéo lê trê đường làng. Sau đó tôi đá cổng của một chú trong làng là phó trưởng công an huyện. Khi chú chạy ra mở cổng thì bị tôi đánh một gậy ngang hông làm rạn xương sườn.

Sau đó tôi bị giật gậy nhưng lại tiếp tục chạy đi lấy 2 hòn đá ném vô hồn trên đường làng. Tiếp đó, tôi về nhà rồi lấy một con dao (thường dùng băm chuối cho gà) đi ra ngồi vật vã trên đường trước cổng nhà chú bị đánh và thách thức tất cả những ai qua đường vào đánh mình. Sau đó tôi lịm đi và được mọi người khiêng về nhà. Được một lúc tôi lại dậy gào thét và bị trói lại, rồi bị công an xã vào còng tay đưa đi.

Một ngày sau khi được thả ra tôi về đi xin lỗi xóm làng nhưng chú công an đang xem xét để kiện tôi. Nhưng ko thấy họ đi giám định pháp y. Xin luật sư cho biết tôi sẽ bị pháp luật xử như thế nào nếu nhà chú đó kiện hoặc không kiện ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

Trả lời:

Tại Điều 14 , quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, dù phạm tội trong trạng thái say nhưng người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà mình gây ra.

Trong trường hợp của bạn, hành vi của bạn thỏa mãn những dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 , :

“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Gây rối trật tự công cộng được hiểu là hành vi gây náo động, hò hét gây mất trật tự ở những nơi công cộng như ngoài đường phố, khu dân cư, công viên, có hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng, hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước,của công dân ở nơi công cộng…Hành vi này gây nên sự xáo trộn, hoảng sợ cho những người xung quanh.

Khi có hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Trong trường hợp của bạn, để đủ căn cứ tố cáo bạn, người công an cần trưng cầu giám định theo quy định của :

“Điều 205. Trưng cầu giám định

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.”

“Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

3. Nguyên nhân chết người;

4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

6. Mức độ ô nhiễm môi trường.”

“Điều 209. Tiến hành giám định

1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết.

2. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.”

Khi việc Giám định được tiến hành đúng quy định Pháp luật thì căn cứ vào kết quả giám định, hành vi của bạn có thể được xử lý theo quy định tại Điều 134 , về hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Như vậy nếu nạn nhân tội phạm, hoặc cơ quan công an có yêu cầu giám định thương tật theo quy định của Pháp Luật thì bạn có thể chịu trách nhiệm hình sự theo tội cố ý gây thương tích cho người khác. Trong trường hợp bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho tội này thì nếu cơ quan điều tra xác minh được hành vi của bạn thỏa mãn các dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 318 nêu trên.

>> Xem ngay nội dung:

4. Bị gây thương tích do kiếm chém ?

Thưa luật sư! Cháu với bạn bị gây thương tích do kiếm chém. Cháu thì bị chém ở cánh tay phải mất 34% sức khỏe bạn cháu mất 9% bị chém vào đùi. Trong khi đó nhà người ta chém xong còn tự cầm tuýp sắt đập vỡ bàn ghế rồi vu oan cho bọn cháu vào đập phá và đút con dao vào xe máy cháu để ở sân và có nhiều lời lẽ thô tục như đánh chết mẹ nó đi cứ để cho nó chết không đưa đi đâu cả. Dù công an xã đến cũng không cho đưa đi viện.

Mà ở đây bọn cháu không có lỗi gì cả không chửi bới không đập phá. Cháu muốn biết những khoản bồi thường cháu được nhận và mức lương tối thiểu của nhà nước quy định là bao nhiêu. Mức hình phạt và ở đây có thể cấu thành những tội gì ?

Cảm ơn luật sư!

>>

Trả lời:

4.1. Về trách nhiệm hình sự

Điều 134 quy định về tội cố ý gây thương tích. Theo đó khi người dùng kiếm cố ý chém bạn gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 34% và bạn của bạn là 9% thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 và mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Khi cơ quan điều tra xác minh được hành vi của người đã gây thương tích cho bạn thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4.2. Về khoản bồi thường thiệt hại

Theo quy định của về bồi thường thiệt hại:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Do đó các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại theo quy định trên.

Theo điều 590 quy định:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Về mức lương tối thiểu để tính bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần thì theo là 1.300.000 đồng/tháng.

>> Tham khảo thêm nội dung:

5. Hành vi xô xát, đánh nhau trong nhà gây thương tích thì bị xử như thế nào ?

Ngày 7/3/18 tại nhà tôi có chồng tôi và bạn chồng tôi đang ngồi uống bia, thi có anh T hàng xóm vào mua rượu nhưng anh T đang trong tình trạng say rượu nên chồng tôi bảo : anh say rồi về nghỉ đi, không bán nữa. Sau 1 hồi anh ý ngồi uống nước rồi ra về. Rồi lại quay lại nhà tôi chửi bới, và đòi đập quán. Chồng tôi mới bảo anh về, xong anh ý vẫn chửi và chồng tôi có tát anh ý 1 cái.

Xong anh T đi ra đường rồi lại quay vào nhà tôi cầm ghế đập chồng tôi. Trong lúc sảy ra xô sát k biết anh T va vào đâu máu đầu chảy và bị rách khoảng 3-4 mũi khâu trên đầu. Vậy cho tôi hỏi, với tình hình như vậy thì tình huống xấu nhất xảy ra với chồng tôi như thế nào ạ ?

Trân trọng cám ơn a.

Luật sư trả lời:

Thứ nhất: Trong trường hợp này thực tế anh nhà chị không cố ý đánh đập anh hàng xóm kia mà chỉ tát cảnh cáo một cái nên xét thấy đây không đủ căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh nhà chị. Rõ ràng lỗi là do anh hàng xóm kia gây ra khi lợi dụng tình trạng say xỉn để gây rối đến gia đình chị. Việc anh nhà chị có tát một cái là không có gì là quá đáng, và cũng không đủ căn cứ để xử lý theo pháp luật hình sự mà chỉ có thể là xử phạt hành chính.

Thứ hai: Nếu sự việc không được như những gì chị đã nêu mà có thể là có thêm các tình tiết chủ quan khác mà chị không nắm được khi cơ quan điều tra ra có thể gây ảnh hưởng đến anh nhà chị như sau. Có thể mức tổn thương cơ thể cho anh hàng xóm kia là từ 11% trở lên, hoặc anh nhà chị có dùng hung khí nguy hiểm… thì anh nhà chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (, ). Đây là tình huống xấu nhất nếu anh nhà chị có thể mắc phải.

>> Xem thêm nội dung:

6. Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác sẽ bị xử phạt thế nào ?

Tôi xin hỏi Luật sư, ngưòi em của tôi khi chơi internet bị 1 số người đánh bằng típ sắt, sau đó 3h sau em tôi lại rủ thêm 1 vài người bạn và có đem theo dao nhọn tìm nhóm đã đánh em tôi, khi gặp nhóm đó thì em tôi đã đâm làm 1 người chết và 1 người bị thương nặng, thì xin hỏi luật sư em tội sẽ bị hay cố ý gây thương tích và những người bạn của em tôi đi chung sẽ bị tội như thế nào ?

Cảm ơn!

:

Theo quy dịnh tại Điều 125 ,

“Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”

Như vậy, trường hợp em của bạn sẽ bi truy tố theo quy định về tội giết người trong tình trạng bị kích động mạnh chứ em bạn không thể truy tố tội cố ý gây thương tích được. Còn về việc bạn hỏi những người tham gia đánh người cùng em trai bạn thì tùy mức độ tham gia tính chất và hậu quả do mỗi người gây ra mà bị truy tố và bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự.

Thưa luật sư, Trong buổi liên hoan lớp, A và B đánh nhau sẵn con dao gọt hoa quả A đâm B bị rách mặt và cổ và dập mũi. Xác định thương tích của B là 15%. B đi chữa trị hết 10 triệu đồng và phải nghỉ 3 tháng làm thêm mỗi tháng 2 triệu đồng. A và B làm vỡ 1 máy chiếu 20 triệu đồng. Trách nhiệm pháp lý nào đặt ra cho A và B? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 134 ,
Ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự thì A còn phải có tách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B theo quy định tại điều 590 (thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm) của

Về vấn đề gây thiệt về thiệt hại tài sản thì A và B cùng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản nếu không xác định được lỗi của ai theo căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại điều 584

Anh/chị cho tôi hỏi nếu gặp phải trường hợp bị xã hội đen đòi nợ thuê đến nhà mình lăng nhục, chửi bới, dọa nạt… Lúc đó tôi chống trả môt phần tự vệ bản thân một phần bảo vệ gia đình mà vô tình xảy ra thương tích thì tôi có phạm pháp không? Xin cảm ơn!

Trả lời: Trường hợp của bạn chống trả thì bạn cần phải xác định bạn chống trả như thế nào cần thiết và phù hợp như thế nào với điều kiện thực tế. Nếu bạn chống trả 1 cách quá mức không cần thiết thì như vậy không được coi là phòng vệ chính đáng. Bạn cần căn cứ vào quy định của , sau đây để xác định trường hợp của mình:

“Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể ở đây là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại điều 134 , .

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài 24/7: để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận dân sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *