Xin tư vấn rút vốn cổ đông khi có dấu hiệu lừa đảo

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào xin giấy phép. Tôi muốn xin tư vấn trường hợp như sau: Vào ngày 24/09/2015 tôi có nộp tiền tham gia góp vốn cổ đông sáng lập để cho sản xuất một sản phẩm thiết bị y tế, khi giao tiền có giấy tay và chữ ký của người nhận (người chịu trách nhiệm chính việc phân phối máy khi máy ra đời, hiện đang là Giám đốc một công ty).

Mục lục bài viết

Số cổ phần tạm tính của tôi là 5% Khi giao tiền thì Giám đốc có hứa hẹn tầm cuối tháng mười sản phẩm sẽ hoàn thành, đồng thời thu xếp công việc cho tôi để nắm bắt và quản lý dòng sản phẩm. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, máy vẫn chưa hoàn thành, và khi tôi đề cập đến thì đều nhận được câu trả lời “đang làm” nhưng Giám đốc không đưa ra được giấy tờ gì chứng minh, chỉ hứa hẹn thời điểm họp cổ đông khi tôi yêu cầu, đồng thời có biểu hiện muốn hạn chế tôi có mặt tại văn phòng công ty ông ta: gọi điện thoại ít khi nghe máy; khi đến văn phòng thì thường viện cớ bận rộn, soạn thảo văn bản này nọ nên không nghe chuông bấm, phải một lúc sau mới mở cửa; đỉnh điểm là ngày 08/01/2016, khoảng 9 giờ 30, tôi qua công ty (mở cửa sắt, chỉ đóng cửa kính) bấm chuông không có người mở cửa, gọi điện thoại ông Giám đốc không nhận (từ chối cuộc gọi), khi gặp Giám đốc và vòng về công ty thì nhân viên (trực văn phòng công ty) trả lời rằng thấy tôi nên mới không mở cửa. Ông Giám đốc nhận tiền góp vốn của tôi hiện đang ở Sài Gòn (tạm trú tại địa chỉ văn phòng chi nhánh phía Nam của công ty ông ta), địa chỉ thường trú ở Quảng Trị, trụ sở công ty ngoài Hà Nội, tôi có giữ bản scan photo cmnd không công chứng của ông ta Với các dấu hiệu trên, tôi nghi ngờ ông Giám đốc đang lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và có mong muốn rút vốn. Xin hỏi luật sư, liệu tôi có thể rút vốn hoặc đưa vụ việc ra pháp luật không, nếu được thì phải liên hệ ở địa chỉ nào?

Tôi xin cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Hành vi trái pháp luật của Gíam đốc công ty A là gì?

Theo như bạn trình bày, giữa bạn và giám đốc công ty A( anh X) có cam kết góp vốn để sản xuất một thiết bị sản phầm y tế. Tuy nhiên đến thời điểm cam kết sản phầm ra đời thì vẫn chưa hoàn thành, đồng thời giám đốc công ty A không đưa ra được chứng minh, viên cơ bận rộn, hạn chế nghe điện thoại, trốn tránh việc gặp mặt.

2.2 Hành vi và các yếu tố cấu thành tội là như thế nào?

+/ Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

+/ Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

+/ Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

2.3 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và các yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi sau khi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng đã dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả lại tài sản hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Các yếu tố cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

+/ Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau: Về hành vi. Có một trong các hành vi sau đây: Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái phép tài sản của người khác thành tài sản của mình (xem giải thích tương tự ở Tội , lừa đảo chiếm đoạt tài sản) sau khi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

+/ Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

+/ Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện đến tội phạm này với lỗi cố ý.

+/ Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.4 Khi nào thì khởi tố vụ án hình sự?

Theo bộ luật tố tụng hình sự 2-15 thì chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:Tố giác của cá nhân;Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú.

2.5 Cách giải quyết là như thế nào?

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên làm lên công an điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn (theo mẫu)

– Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng)

– Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng)

– Những căn cứ chứng minh kèm theo hồ sơ chứng minh hành vi phạm tội của ngừoi thực hiện tội phạm (ví dụ như video, hình ảnh, ghi âm…)

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *