Xin hỏi tài xế lái thuê cho doanh nghiệp (không có hợp đồng lao động) mà gây tai nạn làm hư hỏng tài sản dân thì trách nhiệm thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào anh/chị tư vấn luật Minh Khuê, tôi tên: A, 25 tuổi, quê quán Bình Định, có bằng lái xe tải C, lái xe thuê ăn công cho một doanh nghiệp (xin giấu tên), giữa tôi và doanh nghiệp đấy không có hợp đồng lao động, không có hợp đồng chiếm hữu tài sản ô tô.

Khi tôi gây tai nạn làm hư hỏng tài sản nhà của dân, không có chết người, thì trách nhiệm bồi thường hư hỏng đó thuộc về ai: của tôi hay của doanh, hay cả hai.

Trường hợp 1: Tôi vượt đèn đỏ;

Trường hợp 2: Tôi vượt đèn đỏ và trời đang mưa do đường trơn.

Xin anh/chị tư vấn giải đáp hộ tôi với quy định luật pháp có hiện hành.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của

 

Luật sư trả lời:

Trong cả hai trường hợp mà bạn đưa ra “Tôi vượt đèn đỏ; Tôi vượt đèn đỏ và trời đang mưa do đường trơn” đều là trường hợp bạn vi phạm quy định luật an toàn giao thông đường bộ do đó theo quy định của hành vi của bạn đã phát sinh trách nhiệm bồi thường, cụ thể:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”

Cũng theo quy định của thì thiệt hại nếu như xảy ra do người làm công gây ra thì cá nhân pháp nhân giao kết hợp đồng với người làm công phải bồi thường. Sau đó người làm công có lỗi gây thiệt hại phải có trách nhiệm hoàn trả, cụ thể:

“Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, tại thời điểm này nếu bạn có lỗi gây thiệt hại thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường tuy nhiên do bạn là người lao động tại đơn vị A do đó đơn vị A sẽ có trách nhiệm đứng ra bồi thường cho bạn. Sau đó bạn sẽ có nghĩa vụ hoàn trả lại đơn vị A một khoản tiền.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *