Xin giấy phép tư vấn về các điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong bài viết này, xin giấy phép xin tư vấn Quý Khách các điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp

1. Thế nào là kiểu dáng công nghiệp?

Hiện tại, kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Căn cứ tại Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT 2009 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Khoản 14 Điều 4 quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”

2. Các điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp?

Điều 63 Luật SHTT 2009 quy định điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ như sau: “Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Có tính mới; 2. Có tính sáng tạo; 3. Có khả năng áp dụng công nghiệp”. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về tính mới. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp phải đạt được 2 tiêu chí (Điều 65 Luật SHTT 2009):

+) Một là, “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên” “Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó”

+) Hai là, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ chưa bị bộc lộ công khai ở bất cứ đâu, dưới bất kì hình thức nào tính đến ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp được hưởng quyền ưu tiên. Kiểu dáng công nghiệp có thể bị bộc lộ thông qua các cách thức như: Sử dụng kiểu dáng công nghiệp, mô tả bằng văn bản như phát hành các ẩn phẩm, trưng bày trong các cuộc triển lãm hay qua các bài giảng hoặc có thể được bộc lộ thông qua bất kì hình thức nào khác trước ngày nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ mà một chuyên gia trung bình trong lĩnh vực đó có thể nắm bắt được bản chất của kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đặt ra không những trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới.

Thứ hai, về tính sáng tạo:

Điều 66 Luật SHTT 2009 quy định: “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.”

Thứ ba, về khả năng áp dụng công nghiệp: 

Điều 67 Luật SHTT 2009 quy định: “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.” Đặc điểm này nhấn mạnh tính khả thi của kiểu dáng công nghiệp, chứng tỏ kiểu dáng công nghiệp theo sự mô tả trong đơn đăng ký phải được triển khai thực hiện trong điều kiện thực tế và có thể cho ra các thành phẩm cụ thể như kết quả đã nêu ra trong đơn yêu cầu.

Như vậy, kiểu dáng công nghiệp được cấp văn bẳng bảo hộ nếu về mặt nội dung thỏa mãn được cả 3 tiêu chí cơ bản nêu trên.

3. Căn cứ phát sinh, xác lập :

 Điểm a khoản 3 Điều 6 quy định: “ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…”

Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp chỉ được xác lập khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận đăng ký quốc tế.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Xin giấy phép về “Xin giấy phép tư vấn về các điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp?”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Sở hữu trí tuệ – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *