Xin giải đáp thắc mắc về luật doanh nghiệp về nợ tiền lương và không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi luật minh khuê, em có câu hỏi hỏi cần nhờ luật sư tư vấn:
Vấn đề 1 tháng 11/2016 em có kí hợp đồng lao động cho một công ty thiết kế ánh sáng bên singapore tên là L( kí hợp đồng tại công ty bên singapore ), chức vụ là quản lí thị trường việt nam. Sau đó một tuần thì công ty đưa em về việt nam.

Em làm việc đến cuối tháng 07/2017 thì em vì mâu thuẫn giữa em và bà sếp không được giải quyết. Trong suột 8 tháng làm việc, em không được hưởng chế độ bảo hiểm theo qui định. Vấn đề đáng nói ở đây là khi em nghỉ, công ty L còn nợ em tổng số tiền là 4,129 usd và công ty hứa trả trong 3 năm đến khi nào dự án kết thúc. Em đã đồng ý như vậy. Nhưng đến 02/01/2018 thì công ty L nói là sẽ trả 429 usd và sẽ không trả thêm bất kì chi phí nào khác. Với trường hợp này, em có thể kiện bà ấy ra toà ở Việt Nam được không.

Vần đề thứ 2: bên L có mở 1 công ty khác bên việt nam và thuê 1 người việt nam đứng tên trong giấy tờ, công ty đó có tên là S. Họ có đặt bảng tên của S ở ngoài toà nhà ( dạng như bảng tên bằng decal ) và kế bên đó có tên của L, trong khi đó L không hề đăng kí giấy phép kd dưới bất kì hình thức nào bên việt nam, họ vẫn làm ăn với đối tác bên việt nam, tiền giao dịch thì chuyển trực tiếp qua L bên singapore, . Như vậy, xin luật sư cho em biết là họ đang phạm vào những luật nào và hình phạt ra sao ?

Em xin chân thành cảm ơn đã đọc email này và em rất, mong đợi sự phản hồi sớm từ phía quí anh/chị. Trân trọng.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của

>> 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến luật Minh Khuê, câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và trả lời như sau:

Vấn đề thứ nhất, bạn và một người lao động khác  ký kết với công ty nước ngoài, làm việc tại nước ngoài 1 tuần thì quay về Việt Nam làm việc tại công ty con của L là S tại Việt Nam, vì L không ký hợp đồng cho S thuê lại lao động của mình và cũng không có văn phòng đại diện hay chi nhánh nào ở Việt Nam nên công ty L chưa thể hợp pháp hóa việc chuyển lương cho bạn về Việt Nam. Do bạn là người lao động có quốc tịch Việt Nam làm việc tại Việt Nam nên bạn thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, tuy nhiên cũng vì lý do nêu trên mà công ty L cũng chưa thể tiến hành việc đóng BHXH tại Việt Nam được. Bạn có thể làm thủ tục khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp tỉnh 

Việc tranh chấp này có yếu tố nước ngoài nên bạn cần xem sự thỏa thuận trong hợp đồng về việc lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp, nếu trong bạn ký với công ty L không có quy định bạn có thể tới tòa án nhân dân cấp tỉnh/Thành phố nơi bạn đang làm việc để tiến hành khởi kiện.

Vấn đề thứ hai, công ty L không có văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Việt Nam nhưng vẫn tiến hành hoạt động thương mại tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam không cấm điều này, có nghĩa việc họ làm ăn với đối tác của Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp.

Công ty S treo biển hiệu như vậy là chưa phù hợp với quy định của pháp luật cụ thể:

Điều 38   quy định như sau: 

2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Như vậy, một doanh nghiệp sau khi thành lập việc treo tên doanh nghiệp tại trụ sở chính của của doanh nghiệp là bắt buộc bởi không chỉ để dễ dàng cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty mà còn để các cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra, đảm bảo sự hoạt động đúng pháp luật của doanh nghiệp.Tuy nhiên, việc treo biển hiệu tại trụ sở chính của công ty phải tuân theo quy định của pháp luật.

Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định về quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định về việc treo tên của doanh nghiệp tại điều 22 và 23, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Bảng, biển hiệu doanh nghiệp tại trụ sở kinh doanh được đặt dưới hình thức bảng, biển, hộp, đèn, hệ thống đèn hoặc các hình thức khác.

Thứ hai: Biển hiệu phải đảm bảo mỹ quan, phải được viết bằng chữ Việt Nam, nếu muốn thể hiện chữ viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài thì phải ghi ở phí dưới, khích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam. Việc công ty để tên nước ngoài, không để tên Việt Nam là không đúng quy định của pháp luật. Việc để tên Việt Nam là bắt buộc

Thứ ba: Biển hiệu phải đặt sát cổng, hoặc mắt trước của trụ sở, nơi kinh doanh của doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp chỉ được đặt một biển hiệu tại cổng, tại trụ sở doanh nghiệp.

Thứ tư: Nội dung của biển hiệu bao gồm:

– Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

– Loại hình doanh nghiệp

– Địa chỉ giao dịch, số điện thoại

– Biếu tượng Logo đã đăng kí với cơ quan có thẩm quyền (nếu có). Logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất kỳ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

Vậy, công ty S khi treo biển hiệu cung cấp thêm thông tin của công ty L là chưa phù hợp với quy định của pháp luật nêu trên, tuy nhiên hiện tại quy định 50/2016/NĐ-CP lại chưa có quy định về phạt hành chính với hành vi công khai thừa nội dung trên biển hiệu. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư Doanh nghiệp về treo biển hệu công ty, gọi:    để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

 

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *