Xe hỏng mượn xe máy ra về rồi không trả lại xe có thể khởi kiện được không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi Luật sư công ty Luật Minh Khuê. Tôi mở tiệm sửa chữa xe máy, có 1 vị khách quen xe bị sự cố trên đường không chạy được, gọi điện thoại nhờ thợ đến đẩy xe về sửa, lúc đó cũng khoảng 21h, khách hỏi mượn xe của tiệm để tiện đi lại, khi nào sửa xong sẽ qua lấy xe rồi đi luôn tôi gọi điện không nhấc máy, nhắn tin không trả lời, xe máy của tôi còn rất mới, giá trị tầm 20 triệu đồng. Tôi kiện được không ? Cảm ơn!

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư công ty Xin giấy phép

>>

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn

2.1 Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 . Các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

– Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm: Có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. Đây là một trong các điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999, bộ luật mới đã có sự tách bạch rõ ràng hơn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

– Dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm: Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

– Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên

– Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ.

Những hành vi khách quan cần có những điểm đáng lưu ý sau:

– Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

– Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

2.2 Mượn xe rồi không trả có cấu thành tội hay không?

Quan hệ cho mượn xe máy giữa bạn và bạn của bạn là quan hệ dân sự. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được xác định trên cơ sở thỏa thuận và các quy định của pháp luật dân sự. Khi phát sinh tranh chấp, bạn và người bạn này cần thương lượng, thỏa thuận cách thức giải quyết. Trong trường hợp, các bên không thể tự thỏa thuận, thống nhất được cách thức giải quyết tranh chấp, bạn có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân, yêu cầu Tòa án buộc người bạn đó phải hoàn trả tiền vay và xe máy cho bạn theo quy định pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.

Nếu khi mượn xe, người bạn của bạn có hành vi gian dối, khiến bạn tin tưởng, cho người này vay tiền và mượn xe (nhưng thực chất muốn chiếm đoạt tiền vay và xe máy của bạn), thì hành vi của người này đã có dấu hiệu của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Nếu khi mượn xe, người bạn này không có hành vi gian dối, không có mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn nhưng sau đó, người này đã có hành vi gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của bạn, hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản, thì hành vi của người đó đã có dấu hiệu của “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Trong hai trường hợp nêu trên, bạn cần làm đơn trình báo, tố giác hành vi phạm tội của người này đến Cơ quan điều tra thuộc cơ quan Công an nơi xảy ra sự việc, hoặc nơi bạn đang cư trú hợp pháp đề nghị điều tra và giải quyết sự việc theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *