Xe grab có phải thực hiện việc gắn phù hiệu xe không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

“Xe công nghệ” là một loại hình xe chở khách thông qua một ứng dụng trên điện thoại smartphone, khi đặt xe, khách hàng sẽ nhận được thông tin về cước phí dịch vụ, thông tin của tài xế,… Vậy với các xe như vậy có phải gắn phù hiệu không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của

>>

Chào luật sư, tôi đăng ký làm tài xế chạy xe grab được 1 năm nay, có đánh dấu tại ô kinh doanh vận tải trên giấy đăng kiểm. Gần đây tôi có cho bạn mượn xe và bị công an giao thông kiểm tra, lập biên bản xử lý vì hành vi không gắn phù hiệu xe. Vậy tôi muốn hỏi, xe của tôi có phải gắn phù hiệu không? và mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi không gắn phù hiệu là bao nhiêu? Tôi cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 3, Điều 11, NĐ 86/2014/NĐ-CP quy định về xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải:

3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phủ hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

b) Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

c) Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa phương mình.

Về bản chất, có thể hiểu xe grab là một loại xe taxi không bắt buộc phải gắn hộp đèn cố định trên nóc xe hoặc là một loại xe vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử. Nếu taxi truyền thống được điều hành thông qua bộ đàm hoặc điện thoại thì Grab được điều hành thông qua ứng dụng phần mềm được kết nối với Internet nên giá cước dịch vụ của loại hình này giảm hơn so với taxi truyền thống. Người sử dụng xe grab sử dụng xe ô tô vào việc vận tải hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lời. Trên đăng kiểm của xe của bạn đã đánh dấu vào ô kinh doanh vận tải và trên thực tế, bạn cũng đã có hoạt động vận tải hành khách và thu lời trực tiếp. Do đó, xe của bạn cũng phải gắn phù hiệu.

Điểm đ khoản 6 Điều 23 NĐ 46/2016/NĐ-CP quy định:

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

đ) Điều khiển xe chở khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp.”

Ngoài ra, theo điểm d khoản 8 Điều 30 NĐ 46/2016/NĐ-CP:

“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dụng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều kiện phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này.

Do đó, khi công an giao thông tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi không có phù hiệu thì người mà bạn cho mượn xe sẽ phải chịu xử phạt hành chính với số tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và người chủ phương tiện là bạn sẽ phải chịu mức xử phạt vi phạt hành chính với số tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Theo Khoản 4, Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về mức tiền phạt cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm:

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *