Xảy ra tai nạn giao thông thì việc bồi thường được quy định như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông thì việc bồi thường về tài sản, sức khỏe và tính mạng của các bên sẽ được tính dến dựa trên lỗi của các bên khi tham gia giao thông để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. xin giấy phép tư vấn và giải đáp một số trường hợp liên quan:

Mục lục bài viết

1, Xảy ra tai nạn giao thông thì việc bồi thường được quy định như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Anh lái xe công ty em điều khiển xe tải có va chạm giao thông với 1 xe máy. Khi xảy ra tai nạn anh lái xe có đưa người bị nạn đi cấp cứu kịp thời và bệnh viện khám chụp chiếu bảo không sao. Anh lái xe đã khắc phục 10 triệu tiền viện phí nhưng người nhà bệnh nhân yêu cầu đền bù 30 triệu. Nhưng anh lái xe không đủ khả năng trả số tiền lớn như vậy.

Công an giữ xe của công ty em 7 ngày và kêu phải trả đủ 30 triệu mới cho xe ra. Vậy em xin hỏi luật sư công an làm vậy có đúng không và công an được phép giữ xe của công ty em bao lâu ?

Em xin cảm ơn.

Xảy ra tai nạn giao thông thì việc bồi thường được quy định như thế nào ?

Luật sư trả lời:

Theo thông tin dữ liệu bạn đưa ra thì chúng tôi có thể xác định được rằng hành vi của người tài xế có gây ra thiệt hại về người nhưng không nghiêm trọng và không có thiệt hại về tài sản. Do đó đối chiếu theo quy định tại Điều 260 thì hành vi của người tài xế có thể chưa đủ , cụ thể:

266

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Do đó, để có thể xác định chính xác hơn bạn vui lòng cung cấp thêm giúp chúng tôi:

– Nguyên nhân tại sao người tài xế gây ra va chạm: do thiếu quan sát, tốc độ cao, không giữ khoảng cách,….?

– Biên bản giám định tương tật…

Nếu hành vi của người tài xế này chưa đủ cấu thành tội phạm tuy nhiên vẫn có lỗi trong việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì người này sẽ bị theo quy định của .

Đồng thời theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 thì thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày, tối đa là 30 ngày. Việc trả lại phương tiện không phụ thuộc vào việc người tài xế có thanh toán hết tiền viện phí cho bên bị hại hay không cụ thể:

“…8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề….”

>> Xem ngay:

2. Tư vấn về mức bồi thường và trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông trên đoạn đường đang thi công ?

Kinh gửi luật sư, giúp em về luật an toàn giao thông. Em có xảy ra tai nạn giao thông ở đoạn đường đang thi công cầu cống.

Vào ngày 11/11/2017 em có đi qua đoạn đường đang thi công 3 lần, đến lần thứ ba thì em bị xảy ra tai nạn nhưng hai lần qua đó thì bạn em lái xe còn lần thứ ba em đi một mình, do đoạn đường đang thi công cầu cống mà không có biển báo báo cung không có căng dây phản quang nên khi đến đó em không kịp xử lý và đã ngã xuống cống cao khoảng một mét. Em bị gãy ngón tay còn xe thì hư hỏng nặng, không lưu hành được nữa.

Sau khi xảy ra tai nạn thì em có gọi hàng xóm xung quanh ra giúp em lấy xe lên đường và em có báo cho chính quyền địa phương và công an xã ra lập biên bản để giải quyết vấn đề. Ủy ban xã có gọi em và người nhận thi công đoạn đường đó lên ủy ban xã để thỏa thuận nhung bên thi công nhất quyết không bồi thường hỗ trợ em.

Vậy em gửi đơn lên công an huyện giải quyết lên cấp huyện thì bên thi công nhận bồi thường 50% thiệt hại vật chất tài sản. Còn sức khỏe của em thì bên thi công không quan tâm. Như vậy luật sư cho em hỏi trong trường hợp của em thì bên thi công có phải bồi thường về tai sản thiệt hại và sức khỏe va kinh tế bị giảm hụt do những ngày em đau không đi làm được không?

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư. Em xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn về mức bồi thường và trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông trên đoạn đường đang thi công ?

>> Xem ngay:

3. Vừa đi vừa nhắn tin bị tai nạn giao thông (chấn thương sọ não) thì người nhắn tin hoặc gọi điện có phải chịu trách nhiệm không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: trong trường hợp giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán. Người mua đồng ý chạy sang nhà người bán để giao dịch trực tiếp. Trên đường đi người bán nhắn tin hỏi người mua đã đến đâu. Người mua đang điều khiển phương tiện vừa trả lời tin nhắn. Chẳng may gặp tai nạn dẫn đến chấn thương sọ não. Vậy cho em được hỏi trong trường hợp này người bán có phải chịu trách nhiệm pháp lí hay không ạ?

Cảm ơn.

– Nguyễn Ngọc Trâm

>> Xem thêm:

4. Bị tai nạn giao thông thiệt hai 92% sức khoẻ thì được bảo hiểm xã hội trợ cấp như thế nào ?

Xin chào luật sư ạ. Nhờ luật sư vui lòng trả lời giúp cháu câu hỏi này ạ. Cháu trên đường đi làm bị tai nạn giao thông và phải tháo khớp háng mất 1 chân, hội đồng giám định thương tật là 92%, cháu có làm hồ sơ tai nạn lao động gửi bảo hiểm xã hội và được trợ cấp hàng tháng với tỷ lệ thương tật 92% nhưng cháu không được hưởng trợ cấp phục vụ là đúng hay sai,cháu thấy quy định Điều 52 của Luật an toàn lao động là thương tật 81% trở lên là được hưởng trợ cấp phục vụ. Kính nhờ luật sư giải đáp giúp cháu. Cháu xin cảm ơn.

– Thanh Thảo Bùi

>> Xem ngay:

5. Xe khách gián tiếp gây thì phải chịu trách nhiệm như thế nào ?

Chào Luật sư, Em là tài xế xe khách, khoảng 19h20 ngày 21/11, khi đang trên đường đón đưa công nhân đi làm thì xe em bất ngờ chết máy, không thể di chuyển và bật đèn.

Sau khi em gửi được công nhân lên xe khác thì bất ngờ có một xe máy tông vào đuôi xe bên trái và anh ta văng ra làn đường của xe contener, vừa lúc ấy cũng có một chiếc contener đi ngay đăng sau và chẹt chết anh ta. Vậy xin hỏi chúng tôi đã vi phạm những lỗi gì, trách nhiệm của em và người tài xế contener là như thế nào. Người đi xe máy đã có hai con nhỏ, bố mẹ và vợ. Khi tham gia giao thông, anh này có sử dụng rượu, và đi sai làn đường.

Mong Luật sư giải đáp giúp em ! Xin cảm ơn Luật sư !

Xe khách gián tiếp gây tai nạn giao thông chết người thì phải chịu trách nhiệm như thế nào ?

>> Xem ngay:

6. Bồi thường khi gây tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng

Thưa luật sư, Bố em đi xe máy trên đường thì bị ba thanh niên đi xe kẹp 3, say rượu tông phải. Hậu quả sau tại nạn là bố em bị chấn thương sọ não và xuất huyết não, qua phẫu thuật 3 lần và ở bệnh viện điều trị hơn 1 năm thì về nhà với tình trạng sống thực vật không nhận thức được bất cứ chuyện gì.

Chiếc xe bố em đi bị hư hỏng nặng, còn 3 thanh niên kia chỉ bị xây sát chân tay nhẹ và không thiệt hại về tài sản. Nhưng bên cơ quan điều tra huyện lại kết luận lỗi hoàn toàn do bố em đi xe không chú ý và quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong khi hình chụp hiện trường xe bố em nằm trong khu vực dành cho người đi xe máy và 3 thanh niên kia chỉ bị xử phạt hành chính. Sau khi gây tai nạn 3 thanh niên đó đều say xỉn không đưa bố em đi cấp cứu và sau này cũng không thăm hỏi hay thăm nuôi bố em.

Dựa vào những thông tin em cung cấp em mong luật minh khuê tư vấn giúp em, theo như tình hình sức khỏe thương tật trên 95% của ba em và 3 thanh niên kia điều khiển xe mô tô chất 3, và trong tình trạng say xỉn và sau khi xảy ra tai nạn không tham gia cứu chữa và thăm nuôi thì gia đình em có thể khởi kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với thanh niên đã điều khiển xe gây tai nạn hay không. Nếu được cần có những hồ sơ gì và gửi trực tiếp lên tỉnh hay gửi lại nơi huyện đã giải quyết ?

Cảm ơn!

Bồi thường khi gây tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng

Trả lời:

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định định tại Điều 260 017 như sau:

266

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì: Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được quy định như sau:

“4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

a. Làm chết một người;

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”

Như vậy, bạn có thể tiến hành khởi kiện 3 người thanh niên nói trên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 260 về việc vi phạm pháp luật trong điều khiển phương tiện giao thông. Để khởi tố hành vi này thì cơ quan điều tra cần có đủ bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội.Tuy nhiên theo như thông tin bạn cung cấp thì sự việc đã xảy ra hơn 1 năm, hiện tại cha của bạn không thể đối chứng do đó rất khó để truy cứu trách nhiệm hình sự của 3 thanh niên kể trên. Ngoài ra, việc sau khi gây tai nạn, 3 thanh niên trên không bồi thường cho bạn cũng là trái pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì người gây ra tai nạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình đã gây ra. Vì vậy, người gây ra tai nạn giao thông sẽ phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình nhà bạn. Trước hết, cần xác định thiệt hại do người đó gây ra là thiệt hại về sức khỏe. Khi đó, các khỏan chi phí bồi thường sẽ được xác định dựa trên căn cứ quy định tại Điều 590 như sau:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm đươc quy định tại Điều 593 như sau:

“1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:

a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.”

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc giải quyết bồi thường. Nếu bên gây thiệt hại không đáp ứng yêu cầu đòi bồi thường, gia đình bạn có thể gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để Toà giải quyết, trong trường hợp không biết nơi cư trú của bị đơn bạn có thể gửi đến tòa án cấp huyện nơi có vụ việc xảy ra.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Bồi thường khi gây tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Giao thông – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *