Xâm phạm nhãn hiệu: Mất nhiều hơn được

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thời gian gần đây, việc xâm phạm nhãn hiệu đã được nhiều phương tiện thông tin cảnh báo. Thậm chí có DN còn vô tình lợi dụng tên tuổi của người khác như một “chiêu” cạnh tranh.

Cty Cát Tường (khu công nghiệp Tân Quang, Hưng Yên) là DN chuyên sản xuất các loại vật liệu cách âm, cách nhiệt và đã dần có chỗ đứng trên thị trường. Từ đầu năm 2005 loại vật liệu cách âm, cách nhiệt mới với tên gọi Aluminum Foil và Polynum Cát Tường đã xuất hiện trên thị trường. Sản phẩm của Cát Tường được cấu tạo bởi màng nhôm nguyên chất (bề mặt nhôm đã được xử lý chống oxy hoá) phủ lên tấm nhựa tổng hợp polythylene chứa túi khí. Bề mặt nhôm có màu sáng bạc giúp phản xạ nhiệt còn lớp nhựa chứa túi khí ngăn chặn quá trình dẫn nhiệt và giúp tản nhiệt nhanh. Với thiết kế đặc biệt này, vật liệu có khả năng ngăn được 95 – 97% nhiệt bức xạ ở bên ngoài xâm nhập vào nhà trong mùa hè và 70% nhiệt thoát ra ngoài vào mùa đông. Hơn nữa, loại vật liệu mới này đã khắc phục được những nhược điểm của các vật liệu cách âm cách nhiệt thông thường. Không những vậy, nhiều DN như Cty may mặc Vit – Garment, Cty điện tử Hà Nội Ching Hai, Cty cổ phần XD – PT ĐT Hoà Phát, Cty Quảng An I, Cty sứ vệ sinh Inax, Trung tâm Thương mại VLXD Mê Linh Plaza… đều lựa chọn sản phẩm của Cát Tường cho các công trình của mình.

 

Tuy nhiên, mới đây, Cty Xuất nhập khẩu và đầu tư Cát Tường bị Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định xử phạt 14 triệu đồng vì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Polynum” đang được bảo hộ tại VN. Theo ông Lê Văn Kiều – Chánh thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ VN: Cty Cát Tường đã tàng trữ 19 cuộn vật liệu cách nhiệt có gắn dấu hiệu “Polynum Foil Cát Tường A1” trên nhãn hàng hóa, trong đó có dấu hiệu “Polynum” đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Không những vậy, Cát Tường còn bị yêu cầu loại bỏ yếu tố vi phạm có trên sản phẩm.

Được biết, nhãn hiệu “Polynum” đã được Cty Polyon Barkai Industries (Israel) đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 50967 cấp ngày 1/12/2003. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, sản phẩm này sẽ được bảo hộ trong vòng 10 năm. Nhưng theo ông Cao Chí Dũng – đại diện Cty sở hữu trí tuệ Invenco (đại diện sở hữu công nghiệp do Cty Polyon Barkai Industries): Cty Cát Tường có hành vi tàng trữ để bán sản phẩm vật liệu cách nhiệt có gắn dấu hiệu “Polynum foil”. Theo quy định tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên đây đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Tuy nhiên, sau khi có khuyến cáo của chủ sở hữu quyền, Cty Cát Tường đã không dùng nhãn hiệu “polunum” trong mọi sản phẩm của Cty, vì vậy đây cũng là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bên vi phạm.

Vậy là sự việc đã rõ, Cty Cát Tường đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và đương nhiên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, điều này cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo các DN VN: Hãy tự đăng ký cho “đứa con” – sản phẩm của mình một tên riêng. Bởi dù vô tình hay hữu ý, những hành vi trên đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín cũng như thương hiệu của DN.

Hành vi vi phạm của Cty Cát Tường bị xử phạt theo điểm b khoản 1 điều 13 ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử phạt về sở hữu công nghiệp, cụ thể là:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi dưới đây xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; không chấm dứt hành vi vi phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu trong trường hợp hàng hóa vi phạm phát hiện được có giá trị đến 15.000.000 đồng; bán, vận chuyển, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại”.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư Sở hữu trí tuệ, gọi: 

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: 

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Phòng Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *