Xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm theo nguyên tắc nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đồng phạm là một trong những quy định trong bộ luật hình sự chỉ hành vi cùng cố ý thực hiện việc phạm tội của hai người trở lên. Vậy, trách nhiệm của những người đồng phạm và những người chủ mưu khác được pháp luật hình sự quy định như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Vụ án đồng phạm có nhiều người tham gia, mỗi người tham gia gây án ở mức độ khác nhau, có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khác nhau, vì vậy mức độ trách nhiệm hình sự của họ khác nhau. Bởi thế, khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm phải dựa vào nguyên tắc do Luật Hình sự quy định.

Xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm theo nguyên tắc nào ?

:

Thứ nhất, nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung: tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm đồng phạm về tính chất liên kết hành vi cùng thực hiện một tội phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại chung. Vì vậy Luật Hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm đã cùng thực hiện. Mọi người đồng phạm trong vụ án đều phải chịu trách nhiệm về tình tiết tăng nặng nếu có, đều bị áp dụng nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt.

Thứ hai, theo tính độc lập của , Luật Hình sự quy định mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm. Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất, mức độ tham gia gây án của người đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người khác nhau. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm ở chỗ: mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó. Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác. Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được áp dụng riêng với người đồng phạm có tình tiết đó. Ví dụ: A thấy chú ruột của mình là người giàu có, nên tổ chức cho B, C và D trộm cắp tài sản của chú. A căn dặn B, C, D rằng khi đến nhà chú của A nếu phát hiện thì phải rút lui, A đã kiểm tra kỹ không để cho B, C, D mang theo hung khí. Trên đường đến nhà chú của A, C đã rẽ về nhà mình và đem theo một dao găm. Khi phát hiện C dùng dao găm ấy đâm vào bụng chú của A. Trường hợp này hành vi của C là vượt quá. Vì vậy A, B và D không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của C.

Hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức dù chưa dẫn đến việc phạm tội nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội tùy thuộc quy định của điều luật về tội phạm cụ thể.

Khi xác định trách nhiệm hình sự của những người trong vụ án đồng phạm, cần chú ý những vấn đề sau đây:

Một là: Đối với những tội đòi hỏi chủ thể tội phạm phải có dấu hiệu đặc biệt thì chỉ cần người thực hành có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, còn người đồng phạm khác không cần dấu hiệu đó.

Hai là: Do nguyên nhân ngoài ý muốn, người thực hành không phạm tội được đến cùng, mà phải dừng lại thì người thực hành thực hiện tội phạm đến đâu người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó. Người xúi giục, giúp sức, tổ chức chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi họ đã cố gắng ngăn cản không để người thực hành phạm tội. Nếu hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức đã thực tế cấu thành tội phạm khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ấy.

Ba là: Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được xem xét theo quy định Điều 16 , . Người thực hành được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định chung; người tổ chức, xúi giục, giúp sức chỉ được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi người thực hành chưa bắt tay vào việc thực hiện tội phạm và có hành vi ngăn ngừa người thực hành phạm tội.

Quy định nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong vụ án đồng phạm có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm xử lý chính xác theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, bảo đảm mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội.

2. Hình phạt đối với đồng phạm cố ý giết người ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Anh trai tôi năm nay 30 tuổi có quan hệ bất chính với chị H làm chị có thai, vì muốn trốn trách nhiệm nhiều lần nhưng không được. Do thiếu hiểu biết ngày 20/5 anh mời chị đến nhà chơi sau đó đi mua liều thuốc chuột về nhờ em gái tôi năm nay 16 tuổi trộn thuốc vào thịt băm nấu cháo mời chị H ăn, em gái tôi đã can ngăn anh nhưng không được, vì thương anh nên đã giúp anh đưa cháo cho chị H rồi bỏ ra ngoài sân.

Vừa lúc đó cháu tôi còn nhỏ đi chơi về và đòi ăn cháo, chị H đã đưa chén đó cho cháu ăn, may là cháu ăn ít cứu chữa kịp thời nên cháu không sao. Vậy Xin quý Luật cho tôi biết anh tôi, em gái, chị H bị tội danh gì và hình phạt tù là mấy năm?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: P.T

Hình phạt đối với đồng phạm cố ý giết người ?

Luật sư tư vấn về hình phạt với , gọi số:

Trả lời:

Điều 123 , quy định như sau:

“Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì anh bạn và chị H có quan hệ bất chính, dẫn đến chị H có thai. Hiện nay anh bạn muốn giết chị H bằng cách dùng thuốc chuột. Hành vi của anh bạn là hành vi giết người ở giai đoạn chưa đạt, nạn nhân là phụ nữ đang có thai. Anh bạn giết chị H nhằm trốn tránh trách nhiệm với cai thai nên đây được xem là giết người vì động cơ đê hen. Do đó, anh bạn phạm tội giết người theo Điểm b, Điểm q Khoản 1 Điều 123 , . Khung hình phạt là phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Em gái bạn biết anh bạn dùng thuốc chuột để giết chị H nhưng em bạn vẫn giúp anh bạn (mặc dù có can ngăn). Hành vi bỏ thuốc chuột vào cháo nhằm giết chị H là hành vi thực hành trong tội phạm này. Có hành vi này thì tội phạm mới được thực hiện. Đây là hành vi thực hành trong tội giết người, do đó, em bạn là đồng phạm trong tội giết người cùng với anh trai bạn. Do đó, khung hình phạt là phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Quyết định hình phạt đối với trường hợp đồng phạm được quy định như sau:

“Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”

Chị H là người bị anh và em giết hại (nhưng không thành). Chị H đưa cháo cho cháu bé ăn trong khi chị H không biết về việc cháo có thuốc chuột. Do đó, chị H thực hiện hành vi với lỗi vô ý. Tuy nhiên, hành vi của chị H là hành vi bình thường trong cuộc hằng ngày, không phải hành vi đặc trưng của tội giết người. Do đó, chị H không phạm tội trong trường hợp này.

3. Xác định dấu hiệu đồng phạm ?

Thưa Luật sư, cậu cháu có mua một thùng nhựa đường của mấy công nhân làm đường ăn trộm để bán lấy tiền tiêu. (Đây là tài sản quốc gia vì đang làm đường). Cậu cháu mua và bán lại cho một người khác, nhưng do chân cậu cháu bị đau nên nhờ Bố cháu chở đi cùng đến chỗ bán. Hiện tại cậu cháu và Bố cháu đã bị bắt. Vậy Bố cháu có bị truy tố trách nhiệm hình sự không ạ?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Xác định dấu hiệu đồng phạm ?

Luật sư tư vấn:

Hành vi của cậu bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy đinh tại Điều 323 , như sau:

“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, nếu cậu bạn biết rõ đây là tài sản do phạm tội mà có mà vẫn mua tài sản này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

Bố bạn là người được nhờ vận chuyển tài sản trên, nếu biết rõ đây là tài sản do phạm tội mà có thì bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên với vai trò là đồng phạm. Nếu không biết đây là tài sản do phạm tội mà có thì bố bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Luật sư tư vấn về hành vi đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản ?

Xin chào luật sư, xin hãy tư vấn giúp tôi tình huống sau mà tôi đang gặp phải: tôi làm trưởng phòng quản lý sản xuất ở công ty Hàn Quốc. Ngày 11/3/2017 nhân viên của tôi là M (M là quản lý kho hàng thành phẩm chờ xuất) báo rằng có công nhân tên H (H là công nhân trong kho của M) trong bộ phận đã cùng với một đối tượng khác (là công nhân ở bộ phận khác của công ty) ăn cắp hàng của công ty và bây giờ thấy hối hận muốn lấy công chuộc tội.

Tôi đã báo cáo ngay với người Hàn là quản lý trực tiếp của tôi là Mr Kim (tôi nói và viết tốt tiếng Hàn). Sau đó Mr Kim có đi báo cáo tổng giám đốc công ty và họ có họp với nhau (tôi không được tham gia). Sau khi họp xong Mr Kim gặp tôi và nói với tôi hướng xử lý là: nói với H cứ thực hiện việc lấy trộm nếu đối tượng kia tiếp tục rủ H, và tôi sẽ quay phim hoặc chụp ảnh lại để biết mặt đối tượng và hiện trường ăn trộm báo lại cho ban giám đốc, tuy vậy để giảm thiểu thiệt hại thì lấy hàng ng trong kho ng mang vào kho thành phẩm để H thực hiện, nói tôi gặp người phụ trách kho ng là T để lấy hàng ng đó chuẩn bị sẵn. Chiều đó tôi yêu cầu T là quản lý kho hàng ng mang hàng mà các sếp bảo chuẩn bị lên cho tôi, và T đã mang lên bàn làm việc của tôi (có hóa đơn xuất hàng – hóa đơn Mr Kim ký duyệt xuất).

Tôi bảo m mang số hàng đó xuống kho thành phẩm vào bảo m nói với h nếu đêm nay mà đối tượng rủ ăn trộm nữa thì lấy hàng này, đừng lấy hàng ok ở kho. Vụ việc như vậy và đêm đó tôi ở lại để theo dõi vụ việc và để chụp ảnh hiện trường, nhưng đã không chụp được hình ảnh khi H giao hàng cho đối tượng, tôi đã gọi điện thoại hỏi ý kiến sếp kim (quản lý trực tiếp của tôi nói trên), vì buổi chiều đã giao cho tôi ở lại theo dõi và chụp ảnh. Mr kim nghe điện thoại xong nói tôi chờ và một lát sau Mr kim gọi lại nói tôi ra báo bảo vệ ”từ giờ phút này phải khám xe toàn bộ công nhân quản lý khi ra về”. Tôi đã ra gặp bảo vệ tên là G và yêu cầu theo như trên, tôi và G đã cùng đi khám một số cốp xe máy dựng gần khu vực H giao hàng cho đối tượng và phát hiện có một bọc hàng trong cốp xe, chúng tôi để nguyên hiện trạng và G đồng ý sáng sớm khi giờ tan ca của công nhân sẽ khám xe toàn bộ. Sáng ngày hôm sau bảo vệ đã khám xe và bắt được đối tượng đồng thời cũng bắt cả H (đối tượng khai ra H). Bảo vệ đã giao hai đối tượng cho công an. Hiện cơ quan công an đã tiến hành khởi tố vụ án.

Xin luật sư cho tôi biết:

1. Tôi và M có bị vi phạm là tội đồng phạm không – hiện cơ quan công an nói tôi và M có dấu hiệu là đồng phạm và có khả năng cũng sẽ bị khởi tố ?

2. Nếu công ty nhận trách nhiệm chỉ thị cho tôi chuẩn bị hàng ng theo mục đích như đã nói ở trên thì công ty sẽ thế nào, tôi và M còn bị quy vào tội đồng phạm hay không ?

3. Nếu công ty từ chối nhận là chỉ đạo hướng xử lý như trên cho tôi (chuẩn bị hàng ng để hiền thực hiện) thì tôi và Mr Kim sẽ thế nào số hàng ng đó khi cơ quan công an yêu cầu kiểm tra lại chất lượng thì có lẫn 31pcs hàng ok trị giá hơn 3 triệu vnđ rất mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ của luật sư ?

Xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn về hành vi đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản ?

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, câu hỏi số 1: ”Tôi và Mr Kim có bị vi phạm là tội đồng phạm không – hiện cơ quan công an nói tôi và m có dấu hiệu là đồng phạm và có khả năng cũng sẽ bị khởi tố ?”

Theo như bạn trình bày, diễn tả lại quá trình sự việc thì chúng tôi nhận thấy rằng bạn và Mr Kim không bị coi là đồng phạm. Bởi vì, căn cứ theo Điều 17 của , bạn không thuộc vào trường hợp được quy định tại điều luật này.

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 , thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Ví dụ: A cắt khoá vào nhà kho lấy trộm một chiếc ti vi, B nhìn thấy, đợi A bê ti vi ra ngoài sau đó lẻn vào nhà kho lấy trộm một chiếc quạt bàn và một số phụ tùng xe máy. khi ra khỏi kho được 200 m thì cả A và B đều bị bảo vệ cơ quan phát hiện bắt giữ. Tuy cả A và B đều thực hiện tội trộm cắp tài sản nhưng không cùng thực hiện, nên không coi trường hợp tội phạm của A và B là đồng phạm.

Chế định đồng phạm quy định trong , có hai loại mà theo khoa học luật hình sự gọi là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp (phạm tội có tổ chức).

Thứ hai, câu hỏi số 2: ”Nếu công ty nhận trách nhiệm chỉ thị cho tôi chuẩn bị hàng ngoài theo mục đích như đã nói ở trên thì công ty sẽ thế nào, tôi và m còn bị quy vào tội đồng phạm hay không ?”

Câu trả là không bởi vì bạn và M chưa đủ 4 yếu tố để cấu thành tội phạm, mà đã không phải là tội phạm thì đương nhiên không phải là đồng phạm. Xét về của bạn và M thì chưa đạt yếu tố về mặt chủ quan trong cấu thành tội phạm.

Tội phạm là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan. Vì vậy, Luật hình sự Việt nam không chấp nhận việc quy tội khách quan, nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ căn cứ vào những biểu hiện của hành vi nguy hiểm cho xã hội không kể hành vi đó bắt nguồn từ đâu, diễn biến tâm lý của người thực hiện hành vi ra sao. Hoạt động định tội phải là sự kết hợp giữa mặt khách quan và chủ quan, giữa hành vi biểu hiện và thái độ bên trong của người thực hiện hành vi. Mặt chủ quan của tội phạm biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Mỗi yếu tố có ý nghĩa khác nhau trong việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.

Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.

Ở đây, bạn và M có hành vi đưa hàng từ bên ngoài vào để dựng ”bẫy” nhằm tìm ra thủ phạm đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản là do sự chỉ đạo của cấp trên là ông Mr Kim. Bạn và M biết chắc chắn rằng hành vi của mình chỉ là giả chứ ý chí không phải muốn trộm cắp và tiêu thụ số tài sản trên.

Thứ ba, câu hỏi cuối cùng: ”Nếu công ty từ chối nhận là chỉ đạo hướng xử lý như trên cho tôi (chuẩn bị hàng ng để hiền thực hiện) thì tôi và m sẽ thế nào số hàng ng đó khi cơ quan công an yêu cầu kiểm tra lại chất lượng thì có lẫn 31pcs hàng ok trị giá hơn 3 triệu vnđ ?”

Câu trả lời là không. Bởi lẽ:

Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó xác định khuynh hướng ý chí và khuynh hướng hành động của người phạm tội.

Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội

Theo đó, thì mục đích của bạn và M thực hiện hành vi không phải là để thực hiện tội phạm. Mà là chỉ muốn tìm ra rõ ngọn ngành, gốc rẽ của hành vi trộm cắp tài sản giữa H và đồng bọn. Còn số hàng 31pcs trị giá hơn 3 triệu, do thông tin bạn đưa ra chưa đủ nên nếu không do hành vi của bạn thực hiện trộm cắp số hàng đó thì bạn không phải bị truy cứu trách hình sự. Số hàng này còn cần phải có lời khai báo của bị can và những người liên quan trong đó có bạn và M, kết quả điều tra mới kết luận rõ ràng được.

Trên đây là sự tư vấn của chúng tôi. Nếu như bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ luật sư/ chuyên viên tư vấn qua tổng đài 24/7: hoặc đến trụ sở văn phòng của công ty để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *