Xác định dân tộc cho con khi đăng ký khai sinh trong trường hợp bố mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư.! Luật sư cho tôi hỏi vấn đề này với ạ. Vợ chồng tôi mới sinh cháu đầu lòng được gần 1 tháng tuổi. Quê chồng ở Bình Thuận, còn tôi thì ở Hà Tĩnh. Tôi chưa nhập khẩu về nhà chồng, hộ khẩu tôi vẫn ở với bố mẹ. Tôi sinh con ở bên ngoại, nhưng có một vấn đề mà tôi muốn hỏi luật sư là tôi thì dân tộc kinh, anh chồng thì dân tộc chăm. Bây giờ 2 vợ chồng muốn đăng ký khai sinh nơi đăng ký thường trú của vợ nhưng muốn chọn dân tộc theo chồng là dân tộc chăm có được không ? Luật có cho phép không ạ, nếu được thì được quy định ở đâu thưa luật sư ?
Xin chân thành cảm ơn.!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 quy định về nội dung đăng ký khai sinh, cụ thể:

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 hướng dẫn về xác định dân tộc cho trẻ như sau:

1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: 

a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán; 

Hơn nữa, Điều 29 quy định cụ thể về quyền xác định dân tộc như sau:

Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc

1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Như vậy, trong trường hợp của chị, 2 vợ chồng chị thuộc 2 dân tộc khác nhau nên khi xác định dân tộc của con sẽ được xác định theo thỏa thuận của 2 người. Nếu 2 anh chị thỏa thuận sẽ chọn dân tộc Chăm là dân tộc cho bé thì trong giấy đăng ký khai sinh sẽ là dân tộc Chăm. Việc xác định lựa chọn dân tộc cho con không phụ thuộc vào nơi đăng ký khai sinh cho con.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi:    để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *