Vượt đèn vàng thì bị xử lý thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật sư cho tôi hỏi là vượt đèn vàng có bị xử phạt không, nếu có thì mức xử phạt như thế nào? Tôi trân thành cám ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Giao thông đường bộ 2008

Nghị định số 46/2016

2. :

Người tham gia giao thông chỉ được đi qua vạch dừng trước khi có đèn chuyển sang màu vàng hoăc khi đèn vàng nhấp nháy. Còn việc tiếp tục đi khi đèn đã có tín hiệu màu vàng là một hành vi vi phạm tương đương với lỗi vượt đèn đỏ và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có tín hiệu đèn giao thông. Theo đó, khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ quy định như sau:

“…3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a)Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi

c)Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.

Do đó, hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật giao thông đường bộ.

Như vậy, người tham gia giao thông chỉ được đi qua vạch dừng trước khi có đèn chuyển sang màu vàng hoăc khi đèn vàng nhấp nháy. Còn việc tiếp tục đi khi đèn đã có tín hiệu màu vàng (vượt đèn vàng) là một hành vi vi phạm tương đương với lỗi vượt đèn đỏ.

Theo đó, hành vi vượt đèn vàng có thể bị xử phạt như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể như sau:

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm bị phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 và Điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định số 46.

– Người điều khiển xe ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 1,2 – 2 triệu đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 và Điểm b Khoản 12 Điều 5 Nghị định số 46/2016.

– Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1-3 tháng theo quy định tại Điểm g Khoản 4 Điều 7 và Điểm a Khoản 9 Điều 7 Nghị định số 46/2016.

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ vi phạm bị phạt tiền từ 60 – 80 nghìn đồng (Điểm h Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 46/2016).

– Người đi bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm bị phạt tiền từ 50- 60 nghìn đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 và Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 46/2016.

Luật sư cho tôi hỏi là vượt đèn vàng có bị xử phạt không, nếu có thì mức xử phạt như thế nào? Tôi trân thành cám ơn!

Vượt đèn vàng thì bị xử lý thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *