Vợ của thương binh khi đi làm có phải nộp bảo hiểm y tế không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: Chồng tôi là thương binh ( với tỉ lệ suy giảm khả năng lao động là 60%), tôi và chồng được nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho. Tôi hiện nay đang đi làm mà công ty vẫn thông báo tôi đóng bảo hiểm y tế? Tôi muốn hỏi tôi đã được hưởng

chế độ bảo hiểm y tế do nhà nước đóng thì có phải đóng bảo hiểm y tế nữa không? Như vậy mức đóng và mức hưởng bảo hiểm y tế của tôi sẽ được tính như thế nào? Xin cảm ơn luật sư?

Trả lời:

Trước hết, thay mặt bộ phận công ty Xin giấy phép cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của chị chúng tôi đã nghiêm cứu và trả lời bạn như sau:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

* Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 12 sửa đổi bổ sung năm 2014 . Trong trường hợp của chị, chị đồng thời thuộc 2 đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

Thứ nhất, chị tham gia bảo hiểm y tế với tư cách là người lao động theo khoản 1 Điều 12 sửa đổi bổ sung năm 2014:

Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế14

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo , hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

Như vậy, khi chị tham gia vào quan hệ lao động thì chị phải thực hiện tham gia bảo hiểm y tế

Thứ hai, chị tham gia bảo hiểm y tế với tư cách là thân nhân của người có công với cách mạng

Theo như chị mô tả, chồng chị là thương binh ( suy giảm 60% khả năng lao động) theo nghị định 04/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:

1. Người có công với cách mạng:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.”

Như vậy, theo điểm k khoản 3 Điều 12 sửa đổi bổ sung năm 2014 chị thuộc trường hợp là thân nhân của người có công với cách mạng nên được nhà nước đóng bảo hiểm y tế.

* Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì giải quyết như thế nào?

Khoản 2 Điều 13 quy định về vấn đề này:

2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.

Như vậy, với trường hợp của chị thứ tự tha giam bảo hiểm y tế sẽ ưu tiên tư cách người lao động tham gia đóng bảo hiểm y tế.

* Mức đóng bảo hiểm y tế

Như phân tích ở trên, chị tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng là người lao động nên mức đóng là 4,5% theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế

Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

– Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

Như vậy, với trường hợp của chị, mức đóng giữa người lao động và người sử dụng lao động là người lao động đóng 1,5% và người sử dụng lao động đóng 3%.

* Mức hưởng bảo hiểm y tế

VÌ chị đồng thời thuộc hai đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nên theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này

nên chị sẽ hưởng mức hưởng với tư cách là thân nhân của thương binh là mức 95% chi phí khám chữa bệnh theo điểm e khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 ĐIều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của chị. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *